Phát hiện nhiều thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN.
Sáng 13/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2024.

Tội phạm có tổ chức, trên không gian mạng, tội phạm ma túy tăng mạnh

Theo báo cáo, năm 2024, Chính phủ có nhiều nỗ lực và đề ra nhiều giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật. Năm 2024, công tác phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, như: tổng số vụ án/bị can được phát hiện, khởi tố tăng, về cơ bản các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được khẩn trương điều tra làm rõ. Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng cả về số vụ và số người bị thương, thiệt hại về tài sản; một số loại tội phạm tăng mạnh, như: tội phạm có tổ chức tăng 89,47%, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tăng 89,9%, tham ô tài sản tăng 50,75%, đánh bạc trên mạng Internet tăng 113,2%... Xảy ra một số vụ giết người với tính chất man rợ, liều lĩnh, gây tâm lý phẫn nộ, lo lắng, bất an trong nhân dân.

Tại phiên họp, nhiều đại biểu lưu ý vấn đề về tội phạm ma túy tiếp tục gia tăng; vi phạm pháp luật và tội phạm về lĩnh vực môi trường, an toàn thực phẩm vẫn diễn ra phức tạp. Một số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, quy mô lớn xảy ra tại nhiều địa phương. Vi phạm pháp luật và tội phạm về lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, quản lý thông tin cá nhân, tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng và diễn biến rất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Tuy nhiên, năng lực phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này tại một số địa phương còn hạn chế, không theo kịp diễn biến của tình hình.

Trao đổi tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng cho biết, nhiều loại tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm về tham nhũng, kinh tế gia tăng; tội phạm trên không gian mạng rất khó xác minh, xử lý. Đây là áp lực rất lớn với các cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng Công an.

Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, Thứ trưởng Phạm Thế Tùng cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, một bộ phận người dân không có việc làm, thất nghiệp, không hiểu biết pháp luật… nên dẫn đến vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả; nhiều mâu thuẫn âm ỉ trong nhân dân, tại cơ sở dẫn đến phát sinh nguy cơ phạm tội.

“Cùng với đó, công tác nắm tình hình, quản lý đối tượng, địa bàn có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả; có cả trường hợp cán bộ bao che, dung túng cho tội phạm, từ đó phải xử lý hình sự những trường hợp này” – Thứ trưởng Bộ Công an cho biết.

Thời gian qua, lực lượng Công an đã tập trung đấu tranh với tội phạm lừa đảo tài sản, trong đó có những đường dây có móc nối với người nước ngoài để lừa đảo. Về tội phạm ma túy, thời gian qua, Bộ Công an đã đấu tranh, triệt phá những chuyên án lớn, tập trung bắt các đối tượng cầm đầu chủ mưu, chứ không chỉ “cắt khúc” trong xử lý; nhiều chuyên án đã bắt được các đối tượng điều hành đường dây ở nước ngoài. Bên cạnh đó là triển khai công tác “làm sạch” ma túy ở các xã biên giới, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, chăm lo an sinh xã hội, đảm bảo đời sống người dân để giảm thiểu nguy cơ tội phạm.

Cần giải pháp đột phá để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Cũng theo báo cáo, tội phạm về tham nhũng, chức vụ được cơ quan chức năng phát hiện là 936 vụ, tăng 37,85%. Đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu trong một số lĩnh vực. Năm 2024, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn. Qua đó đã tiếp tục khẳng định công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng hiệu quả, quyết liệt, không chững lại, không chùng xuống, đã trở thành phong trào, xu thế; tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội, góp phần quan trọng làm trong sạch bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để phòng, chống tham nhũng trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Thực trạng này là một trong các yếu tố dẫn đến khó khăn trong thực thi pháp luật; cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm; đồng thời có thể dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng sơ hở của pháp luật để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nổi lên là các sai phạm lớn ở một số lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản...; phương thức, thủ đoạn phổ biến là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc triển khai thực hiện các dự án để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn... để trục lợi.

Tình trạng này cho thấy việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng thời gian qua mặc dù đã được quan tâm nhưng còn chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhiều biện pháp phòng ngừa còn mang tính hình thức. Tham nhũng tiếp tục xảy ra ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn diễn ra.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, những sai phạm về tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức. Việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai không dám làm còn chậm. Nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng là thực trạng đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Từ đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống có hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Đangcongsan.vn)

Lan tỏa văn hóa phòng, chống lãng phí

(PLVN) -  Suốt mấy ngàn năm lịch sử, một trong những yếu tố quan trọng để người Việt, nước Việt luôn chiến thắng ngoại xâm, vượt qua mọi cơn thiên tai dịch bệnh, ngày càng phát triển… là tố chất tiết kiệm truyền đời trong mỗi người. Không hà tiện, lại càng không hoang phí; tiết kiệm là sự hài hòa phù hợp, đáp ứng vừa đủ nhu cầu, mang lại hiệu quả cao nhất trong mọi việc.

Đọc thêm

Hiệu quả tầm nhìn chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Chuyển đổi số quốc gia Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước xác định lấy người dân, doanh nghiệp (DN) làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Thực tế thời gian qua đã chứng minh các chính sách, chương trình đã phát huy giá trị sâu sắc, hiệu quả cao, để người dân, DN thụ hưởng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam
Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10 theo nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ nước ngoài thăm Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả
Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì sự kiện Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 nhằm điểm lại thành tựu, ghi nhận kết quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.

Cảnh sát biển Việt Nam và Indonesia tổ chức diễn tập chung trên biển

Cảnh sát biển Việt Nam và Indonesia tổ chức diễn tập chung trên biển
(PLVN) - Ngày 11/10, tại vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam và Cảnh sát biển Indonesia đã phối hợp tổ chức diễn tập chung nhằm nâng cao năng lực trong công tác tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ trên biển. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện tinh thần hợp tác và đoàn kết giữa hai lực lượng thực thi pháp luật trên biển.

Quân y Việt Nam thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Nam Sudan: Dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế

Chuẩn tướng William Ryarasa thăm hỏi tình hình sức khỏe của bệnh nhân đang điều trị nội trú (Ảnh: BVDC 2.6)
(PLVN) - Tối 28/9/2024, tại sân bay Tân Sơn Nhất, Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam phối hợp BV Quân y 175 đã tổ chức lễ đón Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 (BVDC 2.5) hoàn thành nhiệm vụ tại phái bộ GGHB LHQ tại Nam Sudan về nước. BV gồm 63 quân nhân. 51 quân nhân đã về nước, 12 quân nhân còn lại của BVDC 2.5 tiếp tục hỗ trợ BVDC cấp 2 số 6 (BVDC 2.6) tại Nam Sudan.

Tinh thần Việt Nam, tầm nhìn Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tinh thần Việt Nam, tầm nhìn Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, từ ngày 8 - 11/10, tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào có chủ đề “Thúc đẩy Kết nối và Tự cường” đã kết thúc tốt đẹp, khép lại năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào với những dấu ấn riêng biệt.

Phó Thủ tướng Thường trực làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung về giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Thường trực làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung về giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Ngày 11/10, tại Quảng Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì buổi làm việc với các tỉnh, thành Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (thuộc tổ công tác số 1) về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.