Tờ Trùng Khánh buổi chiều ngày 14/7 đưa tin, trên vách núi hai bên sông Long Hà dài khoảng hơn 10 km thuộc địa phận Thạch Trụ, Trùng Khánh tồn tại hàng ngàn chiếc quan tài bí hiểm được người dân địa phương đặt cho cái tên là các “động tiên”.
Những chiếc “quan tài” này được đẽo sâu vào vách núi, một số có xương, răng người và một số trống rỗng. |
Trên vách núi cheo leo dựng đứng, cứ 3 hoặc 5 cái thành một nhóm sắp xếp theo trật tự, bên trong có quan tài gỗ và một số mẩu xương vụn, một vài chiếc răng.
Giới chuyên gia khảo cổ Trung Quốc cho rằng nhiều khả năng đây là một phương thức an táng người chết độc đáo của người viễn cổ và gọi quần thể này là Bảo tàng quan tài trên vách núi.
Tuy nhiên, đến nay chưa phát hiện ghi chép nào về những ngôi mộ hoặc hình thức an táng người chết trên vách núi dựng đứng như vậy.
Hơn một ngàn ngôi mộ là hơn một ngàn chiếc quan tài đặt trên vách núi dựng đứng, cái thấp nhất cách mặt đất chừng 5 m, cái cao len tới bốn năm chục mét trên vách núi hai bên bờ sông Long Hà, dòng sông chính chảy qua Thạch Trụ và đổ vào dòng Trường Giang rộng lớn.
Quần thể “động tiên” trên vách núi ven sông Long Hà huyện Thạch Trụ. |
Những ngôi mộ ở đây được người xưa đục thẳng vào vách núi đều theo hình hộp, vuông vắn và phẳng phiu, hình thành tầng tầng lớp lớp. Trong dân gian nơi đây tồn tại những truyền thuyết về các “động tiên” này, họ cho rằng nhiều cao nhân đạo sỹ muốn cải lão hoàn đồng, họ vào trong các động này bế quan một thời gian, sau đó sẽ tự lột xác và trẻ lại.
Những “động tiên” này nằm cheo leo trên vách núi dựng đứng, dưới chân núi là dòng nước chảy khá siết. Các chuyên gia khảo cổ cho rằng đặt mộ ở vị trí như vậy mãnh thú sẽ không bao giờ xâm hại được. Những ngôi mộ vách này thông thường có chiều cao, chiều rộng 0,8 m, sâu 2 m.
Cho đến ngày nay giới khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa tìm hiểu được thêm thông tin nào xung quanh hình thức táng độc đáo có một không hai này của người cổ đại.
Theo Hồng Vũ
VTCnews