Phát hiện mẫu virus SARS-CoV-2 đầu tiên bị xóa khỏi cơ sở dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ

Phát hiện mẫu virus SARS-CoV-2 đầu tiên bị xóa khỏi cơ sở dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một nhà nghiên cứu cho rằng có thể các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của đại dịch COVID-19 đang nghiên cứu sai mẫu virus, vì một số mẫu ban đầu do một nhà khoa học Trung Quốc gửi đã bị xóa khỏi cơ sở dữ liệu.

Jesse Bloom, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson, Seattle, cho biết, các mẫu virus được lấy từ các ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên ở Trung Quốc đã bị xóa khỏi cơ sở dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Bloom mới khôi phục lại các tệp này và tái tạo lại một phần trình tự gen của 13 mẫu virus.

Qua kiểm tra, ông nhận thấy sự khác biệt về mặt di truyền của mẫu gen trong các trường hợp đầu tiên ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) so với các biến thể đã lây lan, gây ra đại dịch trên toàn thế giới.

Bloom cũng cho biết, các mẫu gen này không làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc của virus Corona là lây lan tự nhiên từ động vật sang người hay là kết quả của một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, qua phân tích của mình, ông thấy các mẫu virus được sử dụng để tìm hiểu nguồn gốc của đại dịch COVID-19 có thể không đầy đủ.

”Nó cho thấy rằng có những trình tự gen từ giai đoạn bùng phát tương đối sớm vẫn chưa được biết đến và trong một số trường hợp có những đột biến cho thấy chúng có thể là mẫu gen xuất hiện trước cả virus được phát hiện ở Chợ Hải sản Hoa Nam”, Bloom nói.

Chợ hải sản Hoa Nam được cho là nơi đầu tiên phát tán virus SARS-CoV-2. Ảnh: AFP.

Chợ hải sản Hoa Nam được cho là nơi đầu tiên phát tán virus SARS-CoV-2. Ảnh: AFP.

Viện Y tế Quốc gia Mỹ xác nhận các mẫu mẫu virus này đã bị xóa vào tháng 6/2020 theo yêu cầu của điều tra viên, người đã gửi chúng vào tháng 3/2020 và điều này được cho phép theo như thông lệ.

Các nhà khoa học không tham gia vào nghiên cứu của Bloom đã hoài nghi về kết luận của ông.

"Nếu những mẫu gen này bị loại bỏ vì mục đích che giấu, thì rõ ràng nỗ lực đó đã thất bại vì những trình tự gen này không cung cấp trực tiếp bất kỳ bằng chứng mới nào về sự đa dạng di truyền của SARS-CoV-2 trong thời gian đầu phát tán dịch bệnh”, Robert Garry, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Tulane trả lời CNN. Ông cho rằng kết luận của ông Bloom còn mơ hồ và có nhiều thiếu sót về bối cảnh của những mẫu virus được đề cập đến.

Andrew Preston, giáo sư về cơ chế bệnh sinh của vi sinh vật tại Đại học Bath ở Anh lại cho rằng ngôn ngữ của bài báo mà Bloom đăng tải có nhiều tính giả định, phỏng đoán.

Trước đó, tháng 3/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra một báo cáo cho biết rất có thể virus gây dịch COVID - 19 có nguồn gốc từ động vật và truyền sang người. Trường hợp ít có khả năng xảy ra nhất là virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm và bị rò rỉ ra ngoài. Phần lớn cuộc điều tra tập trung vào các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại chợ Hải sản Hoa Nam của Vũ Hán.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.