Phát hiện hơn 10.000 ca nhiễm HIV mới

Toàn cảnh buổi cung cấp thông tin về việc phòng chống HIV/AIDS diễn ra chiều 9/11. Ảnh: Ngọc Nga
Toàn cảnh buổi cung cấp thông tin về việc phòng chống HIV/AIDS diễn ra chiều 9/11. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo báo cáo mới đây, chỉ trong 9 tháng năm 2023, cả nước có 10.219 ca HIV mới được phát hiện và 1.126 người tử vong do virus này. Đáng báo động là tình trạng lây nhiễm HIV trong giới trẻ gia tăng.

Hơn 60% người nhiễm HIV được phát hiện mới tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, TP HCM

Ngày 9/11, thạc sĩ Bùi Hoàng Đức, Phó trưởng phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, thông tin với báo giới, số người nhiễm HIV tại Việt Nam hiện là 249.000 người. Số ca bệnh quản lý trên hệ thống là 321.000 người. Từ khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện năm 1990 đến nay, số người tử vong do HIV là 113.698 người.

Số lượng ca nhiễm HIV có xu hướng giảm rõ ràng từ năm 2007 tới năm 2019. Tuy nhiên, từ năm 2020, tỷ lệ ca phát hiện mới tăng trở lại. Chỉ trong 9 tháng năm 2023, cả nước có 10.219 ca mới được phát hiện và 1.126 người tử vong.

Trong đó, hơn 60% người nhiễm HIV được phát hiện mới tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, TP HCM. Từ năm 2021, đường lây chủ yếu là qua đường tình dục chiếm tới 80%, lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm. Nếu năm 2019, tỷ lệ lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn là khoảng 65%, năm 2020 đã tăng lên 75% và năm 2021 con số này là 79,1%.

Điều đáng báo động là tình trạng lây nhiễm HIV trong giới trẻ đang gia tăng và gia tăng nhanh trong nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới). Hiện số người có HIV là nam giới chiếm đến 84,4%.

Cũng theo Phó trưởng phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, nhiều quan niệm sai lầm, kỳ thị phân biệt đối xử với cộng đồng người đồng giới vẫn tồn tại. Điều này sẽ tiếp tục đẩy tình trạng nhiễm HIV trong nhóm này lên cao, đồng thời làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho các cộng đồng dân cư khác, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.

Thạc sĩ Bùi Hoàng Đức, Phó trưởng phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế báo cáo về tình hình dịch HIV/AIDS và kết quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2023. Ảnh: Ngọc Nga

Thạc sĩ Bùi Hoàng Đức, Phó trưởng phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế báo cáo về tình hình dịch HIV/AIDS và kết quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2023. Ảnh: Ngọc Nga

“Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”

Cũng tại buổi cung cấp thông tin với báo giới, ông Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 sẽ diễn ra từ tháng 11/2023, với nhiều hoạt động.

Mục đích của Tháng hành động năm nay là truyền thông vận động để huy động sự tham gia của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và toàn thể cộng đồng người dân vào công tác phòng chống HIV/AIDS; truyền thông tạo cầu để tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm, điều trị bằng bảo hiểm y tế, tiếp tục mở rộng độ bao phủ các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm; đồng thời giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV…

Các sự kiện lớn sẽ diễn ra đợt này gồm: Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng chống HIV/AIDS, các chương trình truyền thông đại chúng, truyền thông trên mạng xã hội; các hội thảo, hội nghị, tọa đàm chuyên đề; các giải chạy, đêm nhạc, cuộc thi vẽ tranh…

TS Eric Dzuiban, Giám đốc quốc gia, CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định chủ đề năm nay của Việt Nam là “Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” nêu rất rõ nhu cầu hiện nay trong công cuộc ứng phó với HIV ở Việt Nam và trên thế giới, đó là “hãy để cộng đồng dẫn lối”.

TS Eric Dzuiban, Giám đốc quốc gia, CDC Hoa Kỳ phát biểu tại buổi cung cấp thông tin với báo giới. Ảnh: Ngọc Nga

TS Eric Dzuiban, Giám đốc quốc gia, CDC Hoa Kỳ phát biểu tại buổi cung cấp thông tin với báo giới. Ảnh: Ngọc Nga

Theo ông Eric Dzuiban, kể từ khi ca HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1990 cho đến khi lần đầu tiên người bệnh được điều trị bằng thuốc kháng virus năm 1997, đã có nhiều tiến bộ khoa học về HIV.

“HIV từng bị coi là "bản án tử hình", nhưng giờ đây đã có thể coi là một bệnh mãn tính, cho phép người nhiễm có thể sống trọn vẹn, hạnh phúc nếu tham gia điều trị an toàn”, đại diện CDC Hoa Kỳ cho biết.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.