Dù nỗ lực hết sức nhưng phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với 1 số loại vi rút là không hiệu quả bởi vì cơ thể đã bị quá tải bởi vi rút và hệ miễn dịch đành bỏ cuộc, chịu thua. Một số người đã gọi nó bằng cụm từ “kiệt sức miễn dịch” để giải thích cho hiện tượng này.
Đó là lý do vì sao mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị bệnh này nhưng các nhà khoa học giỏi nhất thế giới chưa thể tìm ra công thức chữa khỏi bệnh HIV/AIDS do khả năng thích ứng vượt trội của vi rút trong việc đánh lừa hệ miễn dịch.
Cách tiếp cận lần này của các nhà khoa học là nhắm tới các hoạt chất mà có thể tác động tới cơ chế miễn dịch này và tìm các gene để xem liệu chúng có thể tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên để “đẩy lùi” viêm nhiễm. Và kết quả là họ đã tìm gene có khả năng “đánh bật” viêm nhiễm là SOCS-3.
Khi đối mặc với tình trạng viêm nhiễm lấn át như HIV, gene sẽ tăng cường hoạt động và đẩy mạnh phản ứng miễn dịch khiến cho vi rút ặp nhiều trở ngại.
Khi các nhà nghiên cứu tăng lượng hooc-môn có tên IL-7, gene “dập tắt” sẽ dần loại bỏ vi rút HIV ra khỏi cơ thể, theo báo cáo đăng tải trên tạp chí Cell.
BS Pellegrini cho biết nghiên cứu đã cung cấp những “ý tưởng tuyệt vời” cho những liệu pháp mới mà hướng tới khả năng tự triệt tiêu bệnh tật.
Trước đó, rất nhiều công trình nghiên cứu về cách chữa các bệnh này tập trung vào sử dụng hệ miễn dịch để đánh bật vi rút hay vi khuẩn nhưng trong nghiên cứu mới nhất do chính phủ Áo và Canada tài trợ cho thấy một liệu pháp mạnh sẽ hiệu quả hơn.
Những thử nghiệm mới nhất này được thực hiện trên chuột nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng chúng sẽ giúp tăng khả năng điều trị, không chỉ đối với vi rút HIV mà còn với các bệnh viêm nhiễm mãn tính khác, bao gồm cả viêm gan B và C và bệnh lao.
BS Marc Pellegrini, Viện Walter và Eliza Hall cho biết: “Các vi rút như HIV và viêm gan B và C áp đảo hệ miễn dịch, trở thành bệnh mãn tính không chữa được”.
Theo Dân trí