Phát hiện đường dây tái chế găng tay y tế quy mô lớn

Những nhà xưởng cực lớn dùng để tái chế găng tay y tế.
Những nhà xưởng cực lớn dùng để tái chế găng tay y tế.
(PLVN) - Lực lượng quản lý thị trường liên tiếp phát hiện ra những địa điểm sản xuất găng tay y tế tái chế từ Bắc vào Nam. Mặt hàng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là trong thời gian làn sóng dịch Covid-19 thứ hai đang diễn tiến rất khó lường. 

Kiểm tra 1 địa điểm, phát hiện 3 nhà xưởng liên quan 

Ngay khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã chỉ đạo Cục QLTT Hòa Bình kiểm tra đột xuất Công ty CP đầu tư may mặc V-Link, do ông Nguyễn Huy Tân làm Giám đốc, tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Hòa Bình).

Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện hơn 2.000 vỏ hộp găng tay cao su và thùng cát tông nhãn hiệu Powder Free Nitrile Glove. Cùng với đó là hàng nghìn chiếc găng tay cao su đã qua sử dụng, không rõ nguồn gốc. Đáng chú ý có cả những hộp khẩu trang thành phẩm ghi “made in Malaysia”. 

Kiểm tra tại xưởng, phát hiện và kiểm đếm được 1.552kg găng tay cao su đã phân loại và chưa phân loại, 8 bao tải găng tay thành phẩm, 154kg vỏ bao găng tay y tế, 2.409 chiếc hộp đựng găng tay y tế loại 100 chiếc/hộp, 4 máy cắt bán tự động, 39 máy dập quai khẩu trang loại 4 quai, 2 quai và quai đơn, 2 máy sản xuất khẩu trang.

Toàn bộ hàng hóa nêu trên đều chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ và niêm phong xưởng sản xuất, phòng làm việc, máy móc, vỏ bao bên trong để đảm bảo cho việc xác minh làm rõ.

Từ thông tin cung cấp cho thấy Công ty V-Link cho Công ty BM thuê nhà xưởng với thời gian 2 năm và không liên quan đến hoạt động sản xuất găng tay của BM, lãnh đạo Tổng cục QLTT nhận thấy có dấu hiệu đường dây, đã chỉ đạo mở rộng vụ việc.

Đội QLTT số 8 (Cục QLTT Hà Nội) được huy động kiểm tra địa chỉ của Công ty BM ở Gia Lâm (Hà Nội). Tại đây, tiếp tục phát hiện số lượng găng tay cao su cực lớn (lên đến hơn 24,5 tấn) chất đầy nhà và một số nhân viên đang phân loại găng tay (cũ dành cho vào tái chế, mới thì cho đi hấp lại để bán).

Cùng lúc, theo nghiệp vụ trinh sát, Đội QLTT số 26 đã lần theo thông tin in trên hộp găng tay cao su thành phẩm thu giữ được tại Hòa Bình tiến hành kiểm tra thêm CP Quốc tế Royal Việt Nam ở Hà Đông, Hà Nội.

Tại địa chỉ này, lực lượng QLTT đã tạm giữ 24.000 chiếc găng tay cao su do chưa xuất trình được công bố tiêu chuẩn sản phẩm và vi phạm về nhãn, 142 kg găng tay cao su không rõ nguồn gốc xuất xứ và đã lấy 1 mẫu giám định chất lượng.

Tiếp tục tìm hiểu các thông tin liên quan, Tổng cục QLTT chỉ đạo Cục QLTT Hưng Yên kiểm tra Công ty CP thiết bị y tế Đại Dương Xanh (ở thị xã Mỹ Hào). Tại đây phát hiện kho của Công ty chứa 504.000 chiếc găng tay S63 đóng hộp (10 hộp/thùng) mỗi thùng 1000 chiếc và gần 100 hộp găng tay S63, Made in Việt Nam đã thành phẩm, ghi của Công ty CP Quốc tế Royal Việt Nam và gần 30.000 vỏ hộp cát tông có in S63, Royal Việt Nam.

Điều đáng chú ý và đặc biệt tại kho này, ngoài việc tại kho có chứa găng tay S63 thành phẩm và ngoài vỏ hộp tương tự như tại xưởng ở Hòa Bình, Đoàn kiểm tra còn phát hiện tại kho Công ty Đại Dương Xanh có vỏ hộp găng tay S63, ghi Made in Malaysia, vụ việc đang dần hé mở ra nhiều tình tiết liên quan đến vụ việc khác mà Tổng cục QLTT đang còn tiếp tục điều tra và xác minh thêm. 

Găng tay tái chế ở Bình Dương có nhãn bằng tiếng… Anh

Mới đây nhất, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Bình Dương) đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Aim laxmi tại số 54, đường Truông Bồng Bông, KP 8, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một.

Tại thời điểm kiểm tra phát hiện có 1.410 kg găng tay y tế đã qua sử dụng (đã được phân loại chuẩn bị tái chế) và 1.174 kg găng tay y tế đã qua sử dụng đang chờ phân loại cùng hơn 2 triệu sản phẩm găng tay y tế đã tái chế (tương đương 7.367,5 kg), chứa trong 2.105 kiện đã bao gói và ghi nhãn hoàn toàn bằng tiếng nước Anh, có dấu hiệu chuẩn bị xuất bán. Chủ hàng chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Đại diện theo pháp luật của Công ty là bà Phan Thị Hồng Ngọc cho biết Công ty mua găng tay y tế đã qua sử dụng được tái chế của Công ty TNHH TMDV & XNK Hoàng Anh Phát về phân loại đóng hộp thành phẩm để xuất khẩu.

Tuy nhiên, công ty cũng chưa xuất trình được các giấy tờ liên quan đến nguyên liệu đầu vào (găng tay y tế đã qua sử dụng được tái chế), Hợp đồng xuất khẩu, Bảng công bố chất lượng hàng hóa; nhãn hàng hóa thành phẩm của công ty ghi bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) không có ghi bằng tiếng Việt. Đoàn kiểm tra tạm giữ toàn bộ hàng hóa để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, quy mô, mức độ và sự tinh vi của 2 vụ này như thế nào còn chờ xác minh làm rõ thêm, nhưng không thể chấp nhận được trong bối cảnh cả nước gồng mình chống dịch mà vẫn tồn tại những cá nhân, doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt mà bất chấp tính mạng, sức khoẻ, an toàn của người dân. 

Đọc thêm

Thu giữ 600 bao đường các loại không rõ chất lượng tại Bình Định

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đang kiểm tra hàng hóa thực phẩm là đường kính các loại có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Phòng PC03 - Công an tỉnh Bình Định và Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Ma túy - Công an huyện Phù Cát phát hiện , thu giữ 600 bao đường do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ liên quan.

Thu giữ 1.550 cái túi xách “made in China”, không có hóa đơn

Đội QLTT số 2 kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng phát hiện , thu giữ 1.550 cái túi xách do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Siêu thị Trung Vân, Nghệ An bán hàng giả mạo nhãn hiệu Gillete

Các sản phẩm dao cạo râu có dấu hiệu vi phạm bị lực lượng chức năng tiến hành tạm giữ tại Siêu thị Trung Vân.
(PLVN) -  Tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Hưng Yên: Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

Kho hàng hóa của Công ty TNHH Thép không gỉ B.N.
(PLVN) - Ngày 28/3, Lãnh đạo Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phạt số tiền 50 triệu đồng và tịch thu tang vật vi phạm hành chính là 3 tấn thép không gỉ dạng tấm.

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

(PLVN) - Đó là thông tin được cung cấp tại Tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa" diễn ra ngày 26/3 tại Bến Tre. Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre đã tổ chức. Đồng thời tọa đàm cũng công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường.

Kon Tum: Tiêu hủy hàng hóa, mỹ phẩm vi phạm hành chính bị tịch thu

Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức tiêu hủy quần áo rằn ri tại Xí nghiệp May Kon Tum.
(PLVN) - Sáng 15/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa tiến hành tổ chức tiêu huỷ hàng chục sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ, không đảm bảo điều kiện lưu thông thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng với tổng giá trị hơn 72 triệu đồng.