Phát hiện chấn động: Sữa mẹ có khả năng chữa lành ung thư?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một công dụng tuyệt vời khác nữa đã được các nhà nghiên cứu khoa học phát hiện ra, đó là tiêu diệt tế bào ung thư. Đây được xem là phát hiện đầy hứa hẹn, giúp con người có cơ hội thoát khỏi bóng đen của căn bệnh quái ác này. 

Trước đây đã có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư dùng sữa mẹ để duy trì sự sống. Tuy nhiên, nếu như trước đây đó chỉ như một phương pháp tự phát thì mới đây khoa học đã có câu trả lời chính xác cho phương thuốc kỳ diệu trên.

Tình cờ tìm ra 

Hiện nay trên toàn cầu mỗi năm có tới 200.000 ca tử vong vì ung thư bàng quang. Căn bệnh này có tỷ lệ tái phát cao và hầu như không có cách điều trị triệt để. Thế nhưng những người mắc căn bệnh này có cơ hội được điều trị khỏi hoàn toàn, bởi các nhà khoa học đã tìm và nghiên cứu ra một loại thuốc thử nghiệm có tên là Hamlet (Human Alpha-lactalbumin Made Lethal to Tumor). Hợp chất này có thể tiêu diệt các tế bào ác tính trong khối u mà không gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh. 

Ý tưởng này tình cờ được khám phá ra vào năm 1995, bởi Giáo sư Catharina Svanborg, người dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy Điển, khi đang nghiên cứu về kháng sinh. Ban đầu, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng các tế bào ung thư đã biến mất. Khi kiểm tra kỹ hơn, nhóm nghiên cứu càng vui mừng hơn nữa khi nhận thấy rằng, “Sữa mẹ đang khiến tế bào ung thư ‘tự chết’. “Nhìn qua kính hiển vi, chúng tôi rất vui mừng khi kết quả thử nghiệm lặp lại hiệu quả tới 2 lần. Chúng tôi đã sử dụng các tế bào không phải ung thư trong một thời gian dài trong những thí nghiệm tương tự và chúng đã không chết”, giáo sư giải thích.

Thông tin về việc tình cờ phát hiện ra hợp chất điều trị ung thư, bà Catharina Svanborg kể lại, “Khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của Hamlet rất huyền diệu. Ban đầu chúng tôi đang tìm kiếm các chất chống vi khuẩn mới và sữa mẹ là một nguồn rất tốt. Trong một thí nghiệm, chúng tôi cho tế bào ung thư và vi khuẩn cùng hiện diện. Và chúng tôi đã vô cùng ngạc nhiên, khi cho sữa mẹ vào hỗn hợp này, các tế bào ung thư đã chết. Đó là một phát hiện hoàn toàn tình cờ và may mắn”. 

Thí nghiệm đã chỉ ra rằng, trong sữa mẹ chứa một protein phổ biến gọi là alpha-lactalbumim.Và khi sữa người liên kết với một axit béo được gọi là axit oleic, nó tạo ra một phức hợp protein-lipid, có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Theo Bà Svanborg nhận thấy, hợp chất này nhanh chóng thu nhỏ khối u não xâm lấn mạnh nhất, cũng như ung thư bàng quang và ung thư đại tràng. 

Theo giáo sư Svanborg, cơ chế tấn công tế bào ung thư của Hamlet như sau: đầu tiên chất này có thể né tránh phòng vệ bên ngoài của tế bào ung thư, sau đó nhắm mục tiêu đến các mitochondria và nhân của tế bào. Hành động này sẽ cắt đứt nguồn năng lượng của tế bào ung thư và khiến chúng bị chết đi, cả quá trình này gọi là apoptosis.

Hợp chất Hamlet đã được cấp bằng sáng chế và ban đầu được công bố trong những tạp chí khoa học đa ngành, Proceedings of the Academy of Science, vào năm 1995. Sau đó, công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí quốc tế khác bao gồm Tạp chí Y học New England, Tạp chí Ung thư Quốc tế, Oncogene, Nghiên cứu Tế bào Thực nghiệm và Vi sinh Phân tử.

Trong 30 năm qua, nhóm nghiên cứu đã phát triển và thử nghiệm thuốc Hamlet trên một loạt các bệnh ung thư ở động vật và con người. Kết quả, thuốc Hamlet có thể tiêu diệt hơn 40 loại tế bào ung thư trong các phòng thí nghiệm và Giáo sư Svanborg hy vọng rằng các thử nghiệm hiện tại và trong tương lai sẽ chứng minh tính hiệu quả của nó đối với con người.

Ban đầu, các thử nghiệm trên chuột cho thấy Hamlet hạn chế sự phát triển của khối u não và ung thư bàng quang. Nó cũng ngăn ngừa sự phát triển của ung thư đại tràng ở chuột con, khi cho vào nước uống của chúng. Thậm chí, nó cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa khối u phát triển ở những người có tiền sử di truyền ung thư.

Nhóm nghiên cứu tiến hành một thử nghiệm trên 9 bệnh nhân ung thư bàng quang. Kết quả cho thấy, 8 người trong số này bắt đầu “thải” tế bào khối u chết qua đường nước tiểu chỉ sau hai giờ tiêm Hamlet. Khối u của họ giảm kích thước và thay đổi tính chất trong vài ngày tiếp theo. Trong khi đó, các mô khỏe mạnh nằm cạnh khối u ác tính không bị ảnh hưởng hay có dấu hiệu độc tính. Điều này đồng nghĩa với việc nó không có tác dụng phụ khiến suy nhược cơ thể.

Những đột phá này giúp nhóm nghiên cứu của bà Svanborg càng có thêm động lực. “Đây là một dự án tuyệt vời. Nó sẽ mở ra những cách nghĩ mới về cấu trúc protein, sinh học tế bào và bản chất của bệnh ung thư”, bà nói.

Trước đó, công trình của bà Svanborg không được chú ý đến, bởi phát hiện tình cờ này xuất phát từ một phòng thí nghiệm nhỏ. Hơn thế nữa, bản thân bà Svanborg không gây được ảnh hưởng, bởi bà là giáo sư chỉ có chuyên môn về bệnh truyền nhiễm, chứ không phải bệnh ung thư. Tuy nhiên, khi cộng đồng nghiên cứu ung thư bắt đầu cởi mở hơn, bà Svanborg đã có cơ hội công bố những phát hiện mới nhất của mình tại hội nghị chuyên đề về sữa mẹ ở Florence, Italy vào tháng 4/2017. Theo đó, nhóm nghiên cứu của bà đã khám phá ra cách tạo ra Hamlet nhân tạo, sẵn sàng phát triển thành một loại thuốc điều trị ung thư mới.

Tiến sĩ Leon Mitoulas, chủ trì hội nghị cho hay, “Không ai có thể nghĩ rằng sữa mẹ có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư? Chúng ta đang thực sự đang ở đỉnh cao của thời đại vàng son khi nghiên cứu về sữa người”

Về phần mình, bà Svanborg khẳng định, “Hamlet đã sẵn sàng trở thành một loại thuốc mới. Chúng tôi đang tiến hành tất cả các bước cần thiết, thử nghiệm và thử nghiệm lâm sàng hướng tới mục tiêu tạo ra một liệu pháp chữa ung thư mới. Những thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn này sẽ được thử nghiệm đối với bệnh ung thư đại tràng, ung thư bàng quang và cổ tử cung cũng như các loại khó chữa khác”. 

Nhờ sự ảnh hưởng này, mới đây, 40 bệnh nhân bị ung thư bàng quang cũng đang tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng với một loại thuốc này. Sau giai đoạn điều trị ban đầu, 40 bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng sẽ được theo dõi trong hai năm để cho phép các nhà nghiên cứu phân tích hiệu quả lâu dài của thuốc sau điều trị. 

Ngoài ra, cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn nhất hiện nay đang diễn ra tại Prague, Cộng hòa Séc, với một nhóm bệnh nhân ung thư bàng quang. Các bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc thông qua ống vào bàng quang và mỗi bệnh nhân sẽ dùng thuốc 6 lần trong khoảng 1 tháng trước khi trải qua phẫu thuật. 

Không có tác dụng phụ

Nói về công hiệu của thuốc Hamlet, theo Tiến sĩ Matthew Lam, Giám đốc truyền thông khoa học tại Worldwide Cancer Research, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Vương quốc Anh tài trợ cho nghiên cứu ung thư trên khắp thế giới, cho biết: “Với thử nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy, thuốc an toàn và hiệu quả trong điều trị một số bệnh ung thư”. 

“Sẽ phải mất một thời gian dài để chúng tôi nghiên cứu xem phương pháp điều trị này có an toàn để phát triển thành các thử nghiệm lớn hơn hay không. Đồng thời cũng phải mất nhiều năm nữa chúng tôi mới biết được liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hơn các lựa chọn điều trị hiện có hay không. Lúc đó mới quyết định được đây có phải là phương pháp mới hữu hiệu nhất để điều trị ung thư”, Tiến sĩ Matthew Lam cho hay. 

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu của bà Catharina Svanborg cho biết, thuốc Hamlet có khả năng nhắm đến khối u mà có ít tác dụng phụ, hoàn toàn không giống hóa trị và xạ trị, phá hủy một số tế bào khỏe mạnh và gây ra một loạt các tác dụng phụ như: rụng tóc, buồn nôn và tổn thương đến thần kinh. “Chúng tôi tin rằng, loại thuốc mới này sẽ cân bằng được 2 vấn đề lớn, đó là hiệu quả điều trị và tác dụng phụ”, Giáo sư Catharina Svanborg chia sẻ. 

Dự kiến thuốc mới sẽ có kết quả trong thời gian tới đây. Kết quả cuối cùng bao gồm một loạt các công nghệ phân tử và phân tích mô, từ đó sẽ cung cấp các công cụ chính xác hơn để xác định hiệu quả thuốc ở mỗi bệnh nhân. Hiện tại, kết quả tích cực của nghiên cứu ung thư bàng quang đã giúp nhóm nghiên cứu củng cố tiềm năng của loại thuốc điều trị ung thư mới này. 

Nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển các giải pháp cho các bệnh nhân ung thư khác, bao gồm u não, ung thư đại tràng – các bệnh đang rất khó chữa bằng các phương pháp điều trị hiện tại. “Mục tiêu lớn nhất của nhóm nghiên cứu hướng tới đó là thuốc Hamlet sẽ được sử dụng như một biện pháp điều trị ung thư trên toàn thế giới. Nó cũng có thể sử dụng trong việc phòng ngừa. Loại thuốc này cũng trao cho những bệnh nhân dễ mắc một số bệnh ung thư hoặc những người bị khối u có thể tiếp cận và điều trị thành công”, bà Svanborg khẳng định. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.