Phát hiện cây cổ thụ hơn... 5.000 tuổi còn sống

Cây bách cổ thụ có biệt danh "Ông Cố" tại Chile được cho là gần 5.500 năm tuổi. (Nguồn: Oddity Central)
Cây bách cổ thụ có biệt danh "Ông Cố" tại Chile được cho là gần 5.500 năm tuổi. (Nguồn: Oddity Central)
0:00 / 0:00
0:00
Một cây bách cổ thụ ở Chile có thể đang nắm kỷ lục sống lâu nhất thế giới. Cây bách có biệt danh ‘Gran Abuelo’ (Ông Cố) này khả năng đã hơn 5.000 năm tuổi.

Nếu những phát hiện của một nhóm các nhà nghiên cứu Chile thực sự đáng tin thì "Gran Abuelo" (Ông Cố), một cây bách cổ thụ đang còn sống trong vườn quốc gia Alerce Costero của Chile, đã 5.484 tuổi.

Cây này hiện cao hơn Methuselah, cây đang nắm kỷ lục sống lâu nhất thế giới dù mới chỉ được... 600 năm tuổi.

Tiến sĩ Jonathan Barichivich, một nhà khoa học người Chile tại Phòng thí nghiệm Khoa học Môi trường và Khí hậu ở Paris, Pháp, gần đây đã công bố kết quả nghiên cứu của công và cộng sự, cho thấy rằng "Ông Cố" là cây cổ thụ nhiều tuổi nhất còn sống trên thế giới.

Barichivich sử dụng kết hợp các mô hình tính toán bằng máy tính và các phương pháp truyền thống để tính tuổi của cây. Dựa vào đó, ông cho rằng cây đã gần 5.500 năm tuổi.

Barichivich, người nói rằng ông nội của mình đã phát hiện ra "Ông Cố" vào năm 1972, từng đến thăm cái cây khi bản thân còn nhỏ. Barichivich cho biết ông luôn bị cái cây thu hút.

Năm 2020, giữa đại dịch COVID-19, Barichivich đã đến Công viên quốc gia Alerce Costero và sử dụng một máy khoan chuyên dụng để khoan vào thân "Ông Cố" mà không gây ảnh hưởng đến cây.

Tuy nhiên, vì "Ông Cố" có đường kính thân lên tới 4m, chiếc khoan của Barichivich đã không thể thực sự chạm đến lõi của nó. Do đó, ông không thể đếm hết các vòng tăng trưởng của cây.

Tiến sĩ Jonathan Barichivich nói với tờ Newsweek rằng phương pháp nghiên cứu của ông đã được xác minh. Ông khẳng định: "Phương pháp này cho chúng ta biết được tới 80% quỹ đạo sinh trưởng của cái cây và con số ước tính cho thấy nó đã sống lâu hơn 5.000 năm. Chỉ có 20% khả năng cây có số tuổi thấp hơn so với tính toán mà thôi."

Cây bách (tên khoa học Fitzroya cupressoides), được biết đến ở Nam Mỹ với cái tên ‘alerce’, là một loài cây có nguồn gốc từ Chile và Argentina. Chúng thuộc cùng một họ với cây sequoia và cây gỗ đỏ khổng lồ, có thể đạt độ cao lên tới 45 mét.

Chúng phát triển với tốc độ rất chậm và được biết đến như một loài thực vật có thể sống tới hàng trăm, hàng ngàn năm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảnh báo đợt mưa lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày mai, 21/12, thời tiết Bắc Bộ duy trì đêm không mưa, ngày nắng, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vài nơi. Sau đó từ ngày 23/12, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to.

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.