Phát hiện ca sốt rét ngoại lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả mẫu xét nghiệm sốt rét. Ảnh: CDC Thừa Thiên Huế
Kết quả mẫu xét nghiệm sốt rét. Ảnh: CDC Thừa Thiên Huế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người đàn ông sống và làm việc tại Angola về thăm gia đình tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế được xác định mắc sốt rẹt ngoại lai.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Thừa Thiên Huế, ngày 22/7, đơn vị đã phối hợp khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế chẩn đoán và điều trị cho trường hợp bệnh nhân nói trên.

Đây là trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai đầu tiên sau khi tỉnh Thừa Thiên Huế công bố đạt loại trừ sốt rét vào tháng 12/2022. "Việc công bố loại trừ sốt rét không phải là hết bệnh mà vẫn có thể gặp nhiều trường hợp sốt rét ngoại lai từ người dân di biến động, đi làm ăn xa. Do đó người dân không nên lơ là, chủ quan", CDC Thừa Thiên Huế khuyến cáo.

Sốt rét hiện chưa có vaccine phòng bệnh, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là phòng trừ muỗi anophen truyền bệnh. Đồng thời cần duy trì bền vững thành quả loại trừ sốt rét và phòng ngừa sốt rét quay trở lại.

CDC Thừa Thiên Huế đã tiến hành điều tra, báo cáo trường hợp bệnh cũng như lấy máu làm test chẩn đoán nhanh để xác định chính xác thể sốt rét bệnh nhân mắc. Các triệu chứng bệnh nhân gặp phải là sốt cao, rét run, vã mồ hôi.

Khi có các triệu chứng như vậy, đặc biệt với những người đi từ các vùng lưu hành bệnh sốt rét (các nước Angola, Châu Phi; các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum…), người dân cần đến cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán bệnh sốt rét và được điều trị sớm nhất.

Angola nằm trong khu vực có bệnh sốt rét lưu hành khá nghiêm trọng, hàng năm số người mắc sốt rét và tử vong do sốt rét được báo cáo chiếm tỷ lệ cao trên toàn cầu. Người lao động Việt Nam sang làm việc tại Angola có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sốt rét cao bởi vì chưa biết nhiều về tình hình dịch bệnh nơi đây, thiếu hiểu biết về các biện pháp phòng chống sốt rét như ngủ màn, uống thuốc phòng khi đi vào vùng sốt rét lây truyền, tìm kiếm dịch vụ y tế khi bị bệnh, không đủ kinh phí điều trị (2.000-5.000 USD/ngày điều trị tại cơ sở y tế tư nhân) và chủ quan không biết mình bị bệnh sốt rét.

Trước tình hình sốt rét diễn biến phức tạp từ Châu Phi nói chung, Angola nói riêng, người dân khi đến lao động, du lịch tại khu vực này cần: Ngủ màn, tốt nhất là màn được tẩm thuốc xua diệt muỗi; Sử dụng kem, thuốc xua diệt muỗi; Khi bị sốt, bệnh sốt rét phải đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm, điều trị; Phải uống thuốc sốt rét đủ liều theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.