Phật giáo thời 4.0 - Chủ đề làm “nóng” diễn đàn Vesak 2019

Phật giáo thời 4.0 – chủ đề làm “nóng” diễn đàn Vesak 2019
Phật giáo thời 4.0 – chủ đề làm “nóng” diễn đàn Vesak 2019
(PLVN) - Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung thì có gì liên quan tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên toàn thế giới? Câu hỏi này đã được trả lời cặn kẽ tại Đại lễ Vesak 2019 vừa diễn ra ở Việt Nam vào các ngày từ 12-14/5/2019. 

Trong chủ đề lớn xuyên suốt của Vesak 2019 “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” bao gồm 5 chủ đề nhỏ và trong đó với sự quan tâm và tham gia của nhiều lãnh đạo Phật giáo, học giả trong và ngoài nước chủ đề nhỏ “Phật giáo và cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã thực làm “nóng” diễn đàn Vesak lần này.

Nói về chủ đề lớn của Vesak năm nay là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho biết chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đưa ra chủ đề này.

Xuất phát từ nguyện vọng của Giáo hội mong muốn chủ đề của Đại lễ thể hiện trách nhiệm của Việt Nam là một thành viên tích cực của Liên Hợp quốc, những mối quan tâm của chúng ta chính là mối quan tâm của Liên Hợp quốc. 

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, cách tiếp cận của Phật giáo đối với lãnh đạo toàn cầu là mong muốn các nhà lãnh đạo đem tinh thần từ bi và trí tuệ để phụng sự, vì sự phát triển chung, không vì chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân ở đây không phải chỉ cá nhân mình mà kể cả “cá nhân” cho một cộng đồng nhỏ, “cá nhân” cho một đất nước, quốc gia, mà không quan tâm đến sự phát triển chung, sự chia sẻ của toàn nhân loại, điều đó chưa đúng với tinh thần tiếp cận của Phật giáo.

Mặt khác, cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự lãnh đạo toàn cầu, đó là trí tuệ. Trí tuệ phải đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, chứ không phải cho một nhóm cộng đồng nào. Cách tiếp cận của Phật giáo cũng chính là sự chia sẻ với nhau vì lợi ích chung, vì sự phát triển bền vững, không vì lợi ích của quốc gia nào mà làm ảnh hưởng tới sự phát triển chung của khu vực hay của toàn thế giới. Đó là mong muốn, thông điệp mà chủ đề của Đại lễ mang đến với các lãnh đạo toàn cầu vì sự phát triển và vì mục tiêu chung của Liên Hợp quốc đã đưa ra.

Mỗi người cần làm chủ “cuộc sống số” của mình 

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Ban Phật giáo quốc tế của Trung ương GHPGVN, Phó Tổng Thư ký Vesak Liên Hợp quốc 2019,  bên cạnh việc mang lại cơ hội thì Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đưa đến không ít thách thức. Đó là, hình thành sự bất công toàn cầu, thị trường công việc bị rối loạn. Kế đến là những căng thẳng xã hội giữa các cá nhân, khi chỉ một thiểu số những người giỏi thích ứng được mới có thể tồn tại.

“Về phương diện kinh doanh, cuộc cách mạng này tạo sự khác biệt hồi vốn cũng như đầu tư và cách các nhà kinh doanh tuyển dụng nhân sự. Về bản chất xã hội thì cuộc Cách mạng công nghiệp lần 4 làm giảm thiểu dần giai cấp trung lưu. Nó tạo khoảng cách lớn giữa giàu và nghèo. Xã hội theo đó mất cân đối “ - Thượng tọa phân tích.

Trong số những mặt trái của Cách mạng công nghiệp 4.0 như: Áp lực về đóng thuế, đảo lộn nền kinh tế sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng xã hội, bất bình đẳng lao động xã hội, suy thoái đạo đức, tệ nạn xã hội văn hóa, xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, Thượng tọa Thích Nhật Từ đặc biệt quan tâm đến vấn đề “tệ nạn xã hội văn hóa”, bởi một trong những nguyên nhân lớn của tệ nạn xã hội và mất niềm tin là phương tiện truyền thông hiện đại gây phân hóa xã hội lớn ở phạm vi toàn cầu, quốc gia, khu vực, cộng đồng, gia đình và cá nhân.

Mỗi người có mạng xã hội riêng đã trở thành một phương tiện truyền thông như một tờ nhật báo hay kênh truyền hình, điều mà trước đây người ta chưa từng nghĩ đến. 

Thượng tọa kể lại một ví dụ, năm 2017, có một thông tin giả được lưu truyền trên mạng. Đó là hình ảnh tăng ni sinh tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trên sân khấu nhận chứng chỉ “Lớp bồi dưỡng kỹ năng phòng tránh thai an toàn cho tăng ni”. Từ đó, sinh ra hàng vạn nhận xét tiêu cực của công dân mạng, tạo bất ổn xã hội, vì họ tưởng thật.

“Để cùng giải quyết vấn đề này, tôi đã liên lạc với Ban Giám hiệu Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội để truy hình ảnh ngày diễn ra sự kiện mà người ta đánh tráo thông tin này. Tôi vào trang web chính, lấy hình gốc có góc chụp y hệt hình đã bị photoshop, chỉ khác nhau ở câu tiêu đề trên sân khấu. Tiêu đề gốc là: “Tuần lễ quân đội dành cho tăng ni Học viện Việt Nam Phật giáo tại Hà Nội”.

Dĩ nhiên, về chất lượng thì hình gốc rõ nét hơn hình đã được biên tập lại. Tôi gửi hình gốc và hình bị biên tập vào các diễn đàn phổ biến các tin giả này thì người ta im lặng, không đính chính, xin lỗi. Mục đích của của kẻ xấu là tạo thông tin giả để tấn công Phật giáo, làm quần chúng mất niềm tin ở Phật giáo”.

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, thông tin giả tạo ra tác hại xấu đối xã hội con người rất nghiêm trọng. Chiến tranh truyền thông là vấn nạn lớn mà nếu chúng ta không đính chính kịp thời thì hậu quả không lường. Khi quần chúng đã mất niềm tin bởi thông tin giả, đôi lúc vài năm hay chục năm sau, nạn nhân mới tháo mở được ám ảnh bởi các thông tin giả này.

Mỗi người cần làm chủ “cuộc sống số” của mình
Mỗi người cần làm chủ “cuộc sống số” của mình

Mạng xã hội đôi khi làm mất niềm tin vào con người và cuộc sống, khiến con người hoang mang, ngờ vực, hoài nghi, bất an, sợ hãi, từ đó, con người trở nên sống thực dụng. Họ mất niềm tin vào chân lý, những giá trị tâm linh, giá trị đạo đức, họ không còn tin vào nhân quả nữa. Tác động của nhận thức sai lầm do truyền thông giả gây ra khiến người xấu trở nên nguy hiểm hơn về phương diện xã hội.

“Vì thế, cân nhắc giữa mặt hại và lợi thì người sử dụng truyền thông kỹ thuật số cần phải làm chủ chính mình để dùng các phương diện tích cực từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần 4. Mặt tác hại của truyền thông kỹ thuật số có thể gấp hàng triệu lần so với mặt tích cực nhưng chúng ta không thể đứng ngoài cuộc sống số.

Vấn đề là phải nắm vững bản chất đời sống số để khi sử dụng mặt tích cực của truyền thông kỹ thuật số, chúng ta không bị ô nhiễm bởi các phương diện tiêu cực từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” – Thượng tọa Thích Nhật Từ nhấn mạnh. 

Phật giáo là “phần bù” cho thế giới thực tại trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Bàn về vai trò của Phật giáo trong Cách mạng công nghiệp 4.0, PGS.TS Nguyễn Thị Toan – Khoa Giáo dục chính trị, ĐH Thủ đô Hà Nội đưa ra nhận định, Phật giáo là “phần bù” cho thế giới thực tại trong Cách mạng công nghiệp 4.0 bởi có những điều tự thân khoa học không thể giải quyết nổi và Phật giáo, với sự tương đồng kì lạ song không đồng nhất với khoa học sẽ góp phần quan trọng khắc phục một phần mặt trái của cuộc cách mạng này. 

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Toan, một điều không thể phủ nhận là những thành tựu của khoa học hiện đại đã mang lại những  tiến bộ vật chất kì diệu. Tuy nhiên, những  tiến bộ của khoa học công nghệ không giúp giảm bớt tham, sân và si – gốc rễ độc hại trong đời sống.

Không những thế, khủng hoảng đạo đức trong xã hội hiện đại có gốc rễ từ tham – sân – si còn phát triển tỉ lệ thuận với sự phát triển của khoa học và đời sống vật chất. Vô cảm, ích kỉ, thiếu sự quan  tâm tới người khác đã trở thành căn bệnh thời đại. 

Khắc phục điều này, Phật giáo chỉ ra con đường tự thân khai mở Tâm từ bi và Trí tuệ Bát nhã để chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc. Triệt tiêu khát ái, sân hận và ảo tưởng, thanh tịnh hóa tâm thức, hoàn thiện đạo đức – đó là mục tiêu tối hậu của Phật giáo. Điểm ưu trội của Phật giáo so với các tôn giáo khác là ở chỗ, Phật giáo là tôn giáo có khuynh hướng vô thần khi khẳng định mọi giá trị đạo đức đều diễn ra trong thế giới nhân sinh chứ không phải do một thế lực nào chi phối.

Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi chiến thắng sân hận bằng lòng không sân hận; lòng từ bi, giúp đỡ người - cảm thấy áy náy vì người khác đau khổ; hoan hỉ, chia sẻ niềm vui cùng người khác, quét sạch trong tâm những ganh tị, hiềm khích và khát ái để vui với niềm vui của người khác; thanh thản hoàn toàn, tâm xả li, hòa đồng với chúng sinh, với hoàn cảnh. 

“Kinh Tạp A hàm ghi lời dạy về Tứ pháp của đức Phật dành cho người thế tục trong việc mưu sinh, trong đó có việc thiện tri thức, tức là có hiểu biết đúng đắn về các việc thiện  và tránh các việc bất thiện trong làm ăn; chính mệnh đầy đủ, tức là biết làm chủ cuộc sống, không lãng phí, không bủn xỉn, biết làm phúc và cúng dường, biết chăm nom cuộc sống cho quyến thuộc, biết tích lũy cho đời nay và chuẩn bị cho đời sau… Đó là tinh thần phát triển bền vững của Phật giáo từ trên 2000 năm trước song vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong thời đại 4.0 này” - PGS.TS Nguyễn Thị Toan nhấn mạnh. 

Đọc thêm

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.