Phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ phát động Tết trồng cây.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ phát động Tết trồng cây.
(PLO) - Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 21/2 (mùng 6 Tết Mậu Tuất), nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đầu Xuân 2018.

Ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tết trồng cây. Từ đó đến nay, Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong truyền thống của dân tộc ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, mỗi độ Xuân về, các địa phương lại tổ chức “Tết trồng cây” làm theo lời Bác. 

Đánh trống phát động và phát biểu tại buổi lễ “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại tỉnh Bắc Kạn, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, 58 năm qua, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, nhân dân cả nước lại tổ chức ngày hội Tết trồng cây.

Tết trồng cây đã trở thành tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong những ngày vui Tết, đón Xuân, đem lại những kết quả to lớn, góp phần tích cực bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chủ tịch nước cho rằng, ngày nay khi trái đất đang nóng lên, biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, thiên tai, bão lũ diễn biến bất thường…đe dọa cuộc sống con người thì phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường đã trở thành yêu cầu bức thiết đối với mọi quốc gia. Việc trồng cây, gây rừng và bảo vệ rừng ngày càng có ý nghĩa quan trọng, mang tính chiến lược. 

“Tôi trân trọng kêu gọi các cấp, các ngành, các địa phương, đồng bào, đồng chí, các cụ, các bác, các anh, các chị, các cháu thanh niên, thiếu nhi cả nước, trong những ngày vui Tết, đón Xuân Mậu Tuất 2018, hãy hăng hái tham gia trồng cây, gây rừng, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy bóng mát, trồng cây chắn gió, bảo vệ đê sông, đê biển, chống xói mòn đất, chống ngập mặn, chống cát lấn; trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng kinh tế... phù hợp với điều kiện từng địa phương. Đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái pháp luật”, Chủ tịch nước nhắn nhủ và cho rằng, làm tốt những điều này chính là làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu, vừa góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, vừa góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường sống bền vững cho chúng ta hôm nay và muôn đời con cháu mai sau.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đã tham dự Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ tại tỉnh Lào Cai. Là địa phương có diện tích rừng lớn, Lào Cai đã tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2017, tỉnh đã trồng mới 8.450 ha rừng, diện tích rừng trồng mới tăng hơn 534 ha so với năm 2016. Trong dịp năm mới Mậu Tuất 2018, hưởng ứng Tết trồng cây, Lào Cai trồng mới 40.000 cây xanh. 

Cũng trong sáng 21/2, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ phát động trồng cây xuân Mậu Tuất năm 2018. Chương trình đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, các lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Sơn La tham gia. Tại đây, các cơ quan, đơn vị đã trồng gần 300 cây xanh, gồm các loại cây Lát, Sa mu, Trò chỉ và Sang đỏ. 

Tại tỉnh Quảng Trị, địa phương này cũng phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” trong toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân. Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia trồng cây trên các tuyến đường từ nông thôn đến thị xã, khuôn viên trường học, trụ sở làm việc, chung quanh các khu công nghiệp, khu du lịch... Với phương châm “nhà nhà trồng cây, người người trồng cây”. Tỉnh Quảng Trị phấn đấu trong năm 2018 trồng thêm 5.000 - 6.000 ha rừng tập trung, khoảng 2,5 triệu cây phân tán, góp phần giữ vững và duy trì ổn định độ che phủ rừng đạt hơn 50%.

Trong khi đó, tại Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An (huyện Hưng Nguyên), UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Mậu Tuất 2018. Năm 2018, Nghệ An phấn đấu trồng mới 17 nghìn ha rừng; tổ chức bảo vệ, khoanh nuôi 1.017 nghìn ha rừng hiện có; chăm sóc 46.740 ha rừng trồng.

Tại thủ đô Hà Nội, trong ngày Mùng 6 Tết, các quận, huyện trên địa bàn cũng đã đồng loạt tổ chức Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” . Dịp này, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu trồng từ 100 nghìn đến 150 nghìn cây xanh các loại; trồng mới 160ha rừng; cả năm phấn đấu trồng mới 300 nghìn đến 350 nghìn cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây xanh đô thị trên các tuyến đường giao thông đô thị của thành phố....

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.