Phát động Giải thưởng ‘Sản phẩm công nghệ số Make in VietNam 2024’

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng bấm nút phát động Giải thưởng năm 2024. (Ảnh: T.A)
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng bấm nút phát động Giải thưởng năm 2024. (Ảnh: T.A)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 22/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức họp báo công bố, phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Bùi Hoàng Phương cho biết, Giải thưởng năm nay tôn vinh các sản phẩm công nghệ số (CNS) xuất sắc mang tự hào, trí tuệ Việt Nam, có tính ứng dụng cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc gia, tăng năng suất lao động, mang lại giá trị cho doanh nghiệp và người dân tạo ra kết quả thiết thực hơn và toàn diện hơn trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong các ngành, các lĩnh vực.

Bộ TT&TT và VCCI sẽ hỗ trợ các sản phẩm đạt giải xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tư vấn hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm cho thị trường trong nước và nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, doanh nghiệp và cộng đồng; giới thiệu cho các Bộ, ngành, địa phương để triển khai thử nghiệm, thí điểm; ưu tiên xem xét đưa vào danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong cơ quan nhà nước, danh sách các dự án tiềm năng kêu gọi đầu tư; hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp…

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương phát biểu tại họp báo. (Ảnh: T.A)

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương phát biểu tại họp báo. (Ảnh: T.A)

Theo Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng, qua 4 lần tổ chức đã phát hiện và tôn vinh 234 sản phẩm CNS Make in Viet Nam. Đây là con số ý nghĩa và càng tự hào hơn khi sản phẩm kết tinh thành tựu khoa học công nghệ đã và đang sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Quan trọng nữa là cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam có thể thụ hưởng thành quả khoa học công nghệ do các doanh nghiệp CNS trong nước thực hiện.

Khẳng định tiềm năng phát triển sản phẩm CNS của Việt Nam rất lớn, ông Hoàng Quang Phòng mong muốn, Bộ TT&TT tiếp tục chủ động phối hợp tổ chức Giải thưởng ý nghĩa này, tiến tới thành lập Hiệp hội CNS Make in Viet Nam để cùng nhau nghiên cứu, phát triển sản phẩm CNS ý nghĩa, đóng góp hiệu quả hơn cho nền kinh tế.

Thông qua chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ TT&TT trong việc triển khai xúc tiến đầu tư thương mại doanh nghiệp CNS Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, VCCI sẽ tuyên truyền, động viên doanh nghiệp mạnh dạn giới thiệu sản phẩm trí tuệ của mình tham gia, góp phần thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp CNS xứng tầm với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đáp ứng sự mong mỏi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và xã hội.

Giải thưởng “Sản phẩm CNS Make in Viet Nam” là Giải thưởng uy tín, chính thức trong lĩnh vực CNTT&TT của Bộ TT&TT để trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm CNS xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam nhằm giải các bài toán Việt Nam và đi ra quốc tế. Đây là một hoạt động nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp CNS Việt Nam.

Quang cảnh họp báo. (Ảnh: T.A)

Quang cảnh họp báo. (Ảnh: T.A)

Năm 2024 là năm thứ năm Giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm công CNS xuất sắc, mang tự hào trí tuệ Việt Nam, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia và tăng năng suất lao động, tạo ra kết quả thiết thực hơn và toàn diện hơn mang lại giá trị cho người dân và doanh nghiệp trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội và các sản phẩm CNS mới. Giải thưởng cũng tiếp tục tôn vinh các sản phẩm CNS Việt Nam chinh phục thế giới, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và làm thịnh vượng Việt Nam.

Giải thưởng “Sản phẩm CNS Make in Viet Nam” năm 2024 có những điểm mới so với năm trước.

Cụ thể, Giải thưởng năm nay có 8 hạng mục giải, trong đó có 5 hạng mục dành cho sản phẩm CNS phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số các ngành, lĩnh vực (thay thế 3 hạng mục trong năm 2023 là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số).

5 hạng mục mới sẽ cơ bản bao quát đầy đủ các ngành kinh tế ngành của Việt Nam, thể hiện các sáng tạo ứng dụng số, chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, bao gồm: Sản phẩm CNS xuất sắc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (công nghiệp CNTT; công nghiệp khai thác; công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; xây dựng);

Sản phẩm CNS xuất sắc trong lĩnh vực lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên và môi trường (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tài nguyên và môi trường); Sản phẩm CNS xuất sắc trong lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính và logistics; Sản phẩm CNS xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội; Sản phẩm CNS xuất sắc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ (tài chính, ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, du lịch).

Bên cạnh đó, Giải thưởng năm 2024 tiếp tục duy trì 2 hạng mục như năm 2023 là Sản phẩm CNS xuất sắc cho thị trường nước ngoài và Sản phẩm CNS tiềm năng; bổ sung Hạng mục Sản phẩm CNS mới xuất sắc để tìm kiếm, tôn vinh các sản phẩm CNS mới xuất sắc như AI, Bigdata, IoT, Bán dẫn. Mỗi hạng mục Giải thưởng sẽ có các giải: Giải Vàng, Giải Bạc, Giải Đồng và Top 10.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT Nguyễn Thanh Tuyên trả lời tại họp báo. (Ảnh: T.A)

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT Nguyễn Thanh Tuyên trả lời tại họp báo. (Ảnh: T.A)

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT (Bộ TT&TT) Nguyễn Thanh Tuyên cho biết, đối tượng tham gia Giải thưởng năm 2024 có một số thay đổi như: Đối với Hạng mục Sản phẩm CNS tiềm năng, chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được thành lập theo pháp luật Việt Nam (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì người Việt Nam phải sở hữu ít nhất 51% tổng số cổ phần).

Đối với Hạng mục Sản phẩm CNS xuất sắc cho thị trường nước ngoài, ngoài đối tượng là các Doanh nghiệp trong nước do người Việt Nam chiếm cổ phần chi phối, bổ sung thêm đối tượng là doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài nhưng do người Việt sở hữu ít nhất 51% tổng số cổ phần.

Thời gian nhận đăng ký và hồ sơ tham gia Giải thưởng từ ngày 22/8/2024 đến hết ngày 22/10/2024. Trong thời gian từ 22/8/2024 đến 21/9/2024, doanh nghiệp có thể đăng ký sơ bộ và nhận được sự hướng dẫn của Cơ quan thường trực Giải thưởng để chuẩn bị hồ sơ theo Quy chế. Hình thức gửi hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Giải thưởng: giaithuong.makeinvietnam.mic.gov.vn. Lễ trao giải dự kiến tổ chức vào tháng 12/2024 trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp CNS Việt Nam.

Đọc thêm

Roaming ngay tại các khu vực có khả năng bị mất liên lạc kéo dài

Các doanh nghiệp viễn thông cần roaming ngay tại các khu vực có khả năng mất liên lạc kéo dài. (Ảnh minh họa: Viettel)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai roaming (chuyển vùng) ngay tại các khu vực có nhà mạng có khả năng bị mất liên lạc kéo dài; hướng dẫn người dân cách cài đặt để máy điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ...

Bộ TT&TT gửi thông tin cảnh báo bão Yagi tới hơn 32 triệu thuê bao

VNPT Hải Phòng triển khai các điểm hỗ trợ người dân sạc pin. (Ảnh: VNPT)
(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó toàn diện nhằm đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn. Trong đó, hơn 32 triệu thuê bao tại các vùng bị ảnh hưởng đã nhận được tin nhắn cảnh báo và hướng dẫn cụ thể nhằm chuẩn bị tốt nhất cho cơn bão.

MobiFone khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Yagi

MobiFone khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Yagi
(PLVN) - Sau khi bão Yagi quét qua các tỉnh miền Bắc, ngay trong sáng 8/9, thêm nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật MobiFone đã lập tức tỏa đi các điểm nóng để kịp thời ứng cứu thông tin, phục vụ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão.

VNPT tập trung toàn bộ nhân sự xử lý sự cố do bão Yagi

VNPT Hải Phòng huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên tham gia, xử lý, khắc phục mạng lưới sau bão.
(PLVN) - Tại hai địa phương bị ảnh hưởng lớn nhất bởi bão Yagi là Hải Phòng và Quảng Ninh, toàn bộ cán bộ, công nhân viên VNPT đều đang trên mạng lưới xử lý sự cố nhằm phục hồi sớm nhất có thể. Tập đoàn VNPT đã điều động gần 200 nhân lực kèm theo công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho Quảng Ninh, Hải Phòng.

Vietel ứng dụng công nghệ, nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão

Lực lượng của Viettel trực 24/7, theo dõi mọi diễn biến trên phần mềm Phòng chống thiên tai để đưa thông tin kịp thời đến các đội phòng chống bão.
(PLVN) - Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân.

Lợi thế để đón đầu sự phát triển công nghệ cao

Các đại biểu tại phiên thảo luận chuyên đề “Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam”. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Với quyết tâm chính trị cao, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động có chất lượng, có quan hệ tốt với các nước…, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển công nghệ cao.