Phát động đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao tại Hậu Giang

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 12/12, Ban tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 tổ chức Lễ phát động triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự sự kiện.

Phát biểu tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là “lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”. Trong đó sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất trọng điểm.

Theo Bộ trưởng, vùng ĐBSCL luôn là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa sản xuất của vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24-25 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Từ đó tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WB, IFC, ADB, IRRI… sẽ là chìa khóa thành công cho Đề án”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.Với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WB, IFC, ADB, IRRI… sẽ là chìa khóa thành công cho Đề án”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới đang ngày càng tác động mạnh hơn đối với nông nghiệp. Yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt hơn. Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Theo đó, mục tiêu của Đề án là hình thành được 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị. Ngoài ra, Đề án, phải áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập đời sống của người trồng lúa. Từ đó, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

“Trong quá trình triển khai Đề án, chúng ta sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như: chi trả tín chỉ các-bon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo...

Cạnh đó, các thí điểm thành công tại ĐBSCL sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Hơn nữa, sự thay đổi nhận thức của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo; hợp tác công - tư hiệu quả; và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WB, IFC, ADB, IRRI… sẽ là chìa khóa thành công cho Đề án” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho biết thêm, sau khi thí điểm thành công tại ĐBSCL, đề án sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Vào ngày 12/4/2024, xã Hồng Dụ đã vinh dự được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương trao bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Vượt mọi khó khăn, xã Hồng Dụ (Hải Dương) vươn lên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

(PLVN) - Được sáp nhập bởi 2 xã Hồng Thái và Hồng Dụ (những đơn vị đã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới đều thuộc huyện Ninh Giang, Hải Dương), với quyết tâm, nỗ lực không ngừng, xã Hồng Dụ đã vươn lên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Diện mạo nông thôn nơi đây đã đổi thay rõ rệt.

Đọc thêm

Lào Cai phát động phong trào thi đua 'Chung sức xây dựng nông thôn mới'

Lào Cai phát động phong trào thi đua 'Chung sức xây dựng nông thôn mới'
(PLVN) -  Ngày 29 /2/2024 , tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ ra quân phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào thi đua “Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050".

An Biên vượt khó xây dựng nông thôn mới

An Biên vượt khó xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Hạn mặn, triều cường, nước biển dâng cùng với hạ tầng cơ sở còn thiếu và nhiều nguyên nhân khác là những rào cản trong bước đầu khi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện An Biên bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Hải Dương quan tâm phát triển các vùng nuôi tập trung và ứng dụng KHKT vào nuôi trồng thủy sản

Được đánh giá là hộ nuôi cá giỏi nhất của HTX, ông Đã cho biết, tuân thủ quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu để cho năng suất cao.
(PLVN) - Những năm qua, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương liên tục tăng. Các hộ nông dân đã tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (HKKT) mới, cá sinh trưởng và phát triển tốt; giá bán cao, thị trường tiêu thụ ổn định đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Vân Đồn (Quảng Ninh) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Quyết định huyện đạt chuẩn NTM; Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Quần thể Thương cảng Vân Đồn; Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Địa điểm Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Ngọc Vừng.
(PLVN) - Tối 22/12, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tổ chức Lễ đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Quần thể Thương cảng Vân Đồn; Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Địa điểm Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Ngọc Vừng và chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập huyện Vân Đồn (26/12/1948 - 26/12/2023).

Những cán bộ tín dụng chính sách ở 'cửa ngõ' vùng Tây Bắc

Cán bộ tín dụng chính sách huyện Mai Châu thăm hộ vay vốn Phàng A Páo (người Mông, xã Pà Cò). Ảnh: Trần Việt
(PLVN) - Đã lâu mới trở lại tỉnh Hòa Bình khi nơi này vốn là “cửa ngõ” vùng Tây Bắc đã quen thuộc với người dân không chỉ có thủy điện Hòa Bình, những bản của đồng bào dân tộc Thái, Mường… đậm đà bản sắc, mà còn tạo dấu ấn rõ nét về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng nông thôn mới ở Bình Định: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân

Nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả ở nông thôn Bình Định được nhân rộng.
(PLVN) - “Mục đích cuối cùng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định cho biết.