Phát động Chiến dịch bảo vệ môi trường du lịch “Go Green- Du lịch xanh”

Phát động chiến dịch bảo vệ môi trường du lịch Go Green- Du lịch xanh
Phát động chiến dịch bảo vệ môi trường du lịch Go Green- Du lịch xanh
(PLVN) - Ngày  16/8, tại TP Đà Nẵng, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ phát động Chiến dịch bảo vệ môi trường du lịch với chủ đề “Go Green- Du lịch xanh” nhằm triển khai các hành động thiết thực trong toàn ngành bảo vệ môi trường bền vững. 

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, với tư cách ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có mối quan hệ mật thiết đến môi trường, sử dụng nhiều tài nguyên, nguồn lực bao gồm cả tự nhiên và văn hóa. Hiện nay, môi trường đang là vấn đề cấp bách không chỉ tại Việt Nam nói riêng mà là chung của toàn thế giới. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế và xếp hạng chỉ số về năng lực cạnh tranh ngành lữ hành, du lịch, ở chỉ tiêu tính bền vững môi trường, Việt Nam có vị trí xếp hạng 129/136, đạt 3,4/7 điểm, trong khu vực chỉ đứng trên Indonesia và Campuchia. 

Trong những năm qua, các chính sách, chiến lược của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đều định hướng phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng bền vững. Theo đó, phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, mang lại lợi ích cho địa phương, cộng đồng, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị. 

Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động
Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động

Do đó, nhằm kêu gọi sự chung tay của toàn ngành du lịch bao gồm các doanh nghiệp dịch vụ - du lịch - vận chuyển - cơ sở lưu trú; các điểm phục vụ du lịch; chính quyền địa phương và cộng đồng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Chiến dịch bảo vệ môi trường du lịch với chủ đề “Go Green – Du lịch xanh”

“Du lịch và môi trường là bộ phận không thể tách rời nhau. Trong đó, môi trường có tốt mới phát triển bền vững. Ngành du lịch nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong vấn đề môi trường, Tổng Cục du lịch cam kết chung tay cùng chính quyền địa phương, các công ty lữ hành, điểm du lịch chung tay bảo vệ môi trường”, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định.

Tại lễ phát động, đại diện các doanh nghiệp dịch vụ lữ hành (Vietravel, Saigontourist, Vietjet, Sun Group) và chính quyền địa phương (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Nam, Khánh Hòa…) cùng cam kết với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và triển khai hàng loạt các hoạt động bảo vệ môi trường tại các điểm đến.

“Chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Đề án “Go Green- Du lịch xanh” là hành động chung của ngành du lịch để bảo vệ môi trường ngành du lịch ngày càng sạch sẽ. Chúng tôi cam kết đồng hành, triển khai tại 36 tỉnh thành, tập trung hạn chế rác thải ra môi trường, trong đó có rác thải nhựa.”- ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Công ty Viettravel cho biết. 

Việt Nam hiện xếp 17/109 quốc gia ô nhiễm về rác thải nhựa, xếp hạng 4 các quốc gia thải rác ra môi trường biển nhiều nhất. Tính riêng trung bình một công ty du lịch thải ra 47.000 túi/năm, 90.000 ly nhựa dùng 1 lần/năm, 2,5 triệu chai nước suối cho khách đi tour, 2,9 triệu vật dụng nhựa/plastic khác trong quá trình đi tour của khách du lịch cũng như hoạt động du lịch

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) vào ngày 4/7/2019 có ghi nhận, tình trạng giao thông không an toàn và thói quen xả rác của người dân là hai chuyện để lại ấn tượng xấu nhất đối với du khách nước ngoài trong các chuyến du lịch tại Việt Nam, và nếu không xử lý các vấn đề này cùng với tình trạng quá tải ở các điểm du lịch sẽ khiến khách du lịch không muốn quay lại, châm ngòi cho những lời giới thiệu và bình luận tiêu cực.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hôm nay, Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa lớn

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm nay (13/10) phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng, nhiệt độ cao nhất trên 32 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.

Bảo vệ rừng bền vững từ nông nghiệp sinh thái

Nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là cơ hội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường toàn cầu, nông nghiệp bền vững đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Đây là hướng đi tất yếu để đảm bảo sự cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cuối tuần này miền Bắc có hết nắng hanh?

Ảnh minh họa: Minh Hằng
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (12-13/10) miền Bắc vẫn duy trì hình thái thời tiết đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trong khi đó tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác
(PLVN) - Chiều 9/10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty cổ phần Hoàng Hải tổ chức khởi công dự án khai thác mỏ cát san lấp Hòa Hưng-5 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phục vụ Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Đây là mỏ cát đã bị dừng 11 năm trước.

Trồng lại hơn 4.100 cây xanh bị gãy, đổ ở Hà Nội

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức hôm qua (3/10), ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Trung tâm, Sở Xây dựng) cho biết, qua cơn bão số 3, đa số cây xanh gãy, đổ là do không chống chịu được sức tàn phá của thiên nhiên, đặc biệt hệ thống cây xanh Hà Nội có tỷ lệ cây già cỗi lớn, môi trường đô thị chật hẹp, không đủ điều kiện cho bộ rễ phát triển tương đương tán lá.

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết
(PLVN) - Ngày 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai cho biết đã tổ chức cuộc họp liên ngành với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh, UBND TP Biên Hòa, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Hạt Kiểm lâm TP Biên Hòa để thống nhất phương án xử lý đối với 21 cá thể hổ, báo bị chết .