Pháp viện Minh Đăng Quang: Nơi nắm giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Toàn cảnh pháp viện Minh Đăng Quang. (Ảnh: vnexpress.net)
Toàn cảnh pháp viện Minh Đăng Quang. (Ảnh: vnexpress.net)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tại TP HCM, những ai yêu mến đạo Phật có lẽ không còn lạ lẫm với chốn thiêng Pháp viện Minh Đăng Quang. Nơi đây không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa rộng lớn với kiến trúc độc đáo và ấn tượng bậc nhất TP HCM mà còn là chùa thiêng nắm giữ 4 kỷ lục Việt Nam.

Cổ tự linh thiêng giữa lòng phố thị

Nhắc đến TP HCM mọi người sẽ nghĩ ngay đến một thành phố không ngủ, là một trong những nơi có nền văn hoá đêm tuyệt vời nhất thế giới. Ngoài ra, TP HCM còn được nhiều người biết đến là địa phương sở hữu nhiều địa danh tâm linh nổi tiếng, đây không chỉ là nơi các phật tử sinh hoạt, tu hành lễ giáo mà từ lâu còn là địa điểm yêu thích của các tín đồ du lịch.

Chính vì đó nên những địa danh tâm linh tại TP HCM thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, khám phá mỗi năm. Bởi những ngôi chùa tại nơi đây đều mang đậm nét kiến trúc độc đáo, từ cổ kính đến hiện đại, chứa nhiều cổ vật có giá trị lịch sử. Pháp viện Minh Đăng Quang chính là một trong những địa danh tâm linh nổi tiếng ngay giữa lòng phố thị nơi đây.

Toạ lạc ngay giữa trung tâm TP HCM, Pháp viện Minh Đăng Quang có vị trí lý tưởng ngay tại TP Thủ Đức (trước kia là quận 2). Pháp viện nằm trên khu đất rộng tới 62.000m2, trước đây chỉ là vùng đất hoang sơ với đồng ruộng mênh mông. Vào năm 1968, pháp viện được sáng lập và xây dựng bởi Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên, đệ nhất Trưởng Giáo Đoàn IV hệ phái Khất sĩ.

Pháp viện được xây dựng lên với mục đích là một trung tâm hoằng pháp có giá trị sử dụng lâu dài và xứng tầm với sự phát triển của Giáo hội Tăng – già Khất sĩ Việt Nam thời bấy giờ. Được biết, hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944 tại Nam Bộ, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập với chí nguyện: “Nối truyền Thích Ca chánh Pháp”. Do vậy, pháp viện sau khi chính thức được đi vào hoạt động đã lấy tên của tổ sư Minh Đăng Quang để đặt tên. Nơi đây, ngoài chức năng như một ngôi chùa, còn đào tạo Phật pháp cho các tăng lữ, phật tử nên được gọi là Pháp viện.

Ban đầu, Pháp viện chỉ gồm ngôi chánh điện nhỏ được cất tạm và một số am cốc bằng tre. Tuy hoàn cảnh lúc ấy còn rất khó khăn nhưng các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại Đức Tăng trong giáo đoàn đã cùng nhau san lấp, dọn dẹp, vun xới để pháp viện có một diện mạo mới trang nghiêm hơn. Đến năm 1989, các chư Tôn Đức trong giáo đoàn đã cùng nhau phát động phong trào trồng cây xanh tạo cảnh quan cho pháp viện. Bởi vậy, ngay từ cổng tam quan đã thấy được bầu không khí vô cùng trong lành, xanh mát.

Năm 2009 được coi là lần trùng tu lớn nhất của pháp viện khi được xây dựng quy mô với nhiều hạng mục. Ngày 28/06/2009, dưới sự chứng kiến của Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên cùng các chư Tôn Đức, Hòa thượng, cấp lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự thành hội Phật giáo TP HCM, lễ khởi công đại trùng tu Pháp viện Minh Đăng Quang đã được diễn ra.

Sau quá trình trùng tu, diện tích của Pháp viện giảm xuống còn 37.490m2 ở mặt tiền xa lộ Hà Nội. Tuy diện tích bị giảm nhưng về tổng thể ngôi chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo và vẻ uy nghiêm của mình. Quần thể pháp viện được xây dựng quy mô với rất nhiều công trình nổi bật gồm khu chánh điện chính nguy nga ở trung tâm của Pháp viện và 4 bảo tháp cao nằm ở 4 góc chùa.

Theo đó, khu chánh điện ở trung tâm Pháp viện là một kiến trúc có chiều ngang 40m, dài 70m, cao ba tầng. Tầng trên là ngôi chánh điện bát giác truyền thống đường kính 32m. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tầng dưới là thiền đường rộng 24m, dài 50m. Phía sau thiền đường là một điện thờ Đức Phật trong tư thế Niết bàn. Tầng dưới thiền đường là giảng đường rộng 40m, dài 50m.

Đặc biệt nhất phải kể đến là 4 bảo tháp được đặt tại 4 vị trí đối xứng bao quanh chính điện. Mỗi bảo tháp được thiết kế dạng bát giác với màu vàng đặc trưng, phần mái được trang trí bằng nhiều chi tiết hình mây cách điệu vô cùng mềm mại. Tầng cao nhất của bảo tháp có đặt một xá lợi. Được biết, mỗi toà tháp được sử dụng với những mục đích khác nhau: Bảo tháp Ca – diếp được đặt bên trái của khuôn viên pháp viện Minh Đăng Quang là nơi thờ 7 Đức Phật và Lịch Đại Tổ Sư; Bảo tháp Xá Lợi Phật nằm bên phải là nơi thờ Phật, lưu giữ kinh thư và tượng Phật; 2 Bảo tháp phía sau pháp viện Minh Đăng Quang được sử dụng là nơi đặt tro cốt của chư tăng, phật tử.

Nằm rải rác trong khuôn viên pháp viện còn có các tịnh thất của chư tăng, thư viên, khu tăng đường và khu sinh hoạt của các phật tử. Ngoài ra, tại đây còn có các bức tôn tượng Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, Đức Bồ Tát Di Lặc và Tổ sư Minh Đăng Quang được chạm trổ vô cùng tinh xảo.

Giờ đây, Pháp viện Minh Đăng Quang đã trở thành một quần thể kiến trúc hoành tráng và nổi tiếng ở ngay trung tâm TP HCM. Không chỉ nổi tiếng ở nước ta, pháp viện Minh Đăng Quang còn vang danh thế giới, là nơi giao lưu với Phật giáo quốc tế trong giai đoạn toàn cầu hoá.

Điển hình trong đó là sự kiện vào ngày 01/02/2014, nhân đại Đại lễ tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, được sự chấp thuận của Chính phủ Sri Lanka và Giáo hội Phật giáo Sri Lanka, Hòa thượng Phó Tăng Thống đạo hiệu A.Wajirajothi Maha Thera kính tặng Giáo hội Việt Nam cây Bồ Đề được chiết từ cội Bồ Đề trên 2000 năm tuổi ở Sri Lanka. Sau đó cây được trồng tại pháp viện Minh Đăng Quang vào ngày 27/02/2014.

Bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: danviet.vn)

Bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: danviet.vn)

Chùa thiêng giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Pháp điện Minh Đăng Quang nổi tiếng giữa lòng phố thị và thu hút du khách không chỉ bởi kiến trúc độc đáo và nguy nga. Hơn hết còn bởi nơi đây là chùa thiêng giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Vào tháng 05/2019, Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã chính thức xác lập 4 kỷ lục tại Pháp viện gồm: Ngôi tịnh xá có 4 bảo tháp lớn nhất Việt Nam; Bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam; Điểm tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất Việt Nam; Nơi diễn ra lễ khất thực cổ Phật lớn nhất Việt Nam.

Trong đó, với kỷ lục đầu tiên, Pháp viện có tổng cộng 4 tháp được sử dụng với mục đích khác nhau như đã nói ở trên. 2 tháp phía trước hình bát giác, mỗi tháp gồm 9 tầng, cao 37m. 2 ngôi bảo tháp phía sau hình tứ giác, mỗi tháp gồm 13 tầng, cao 49m. 4 ngôi bảo tháp này là biểu tượng Tứ thiên vương hầu Phật là ngôi Chánh điện ở giữa - trung tâm ngôi pháp viện.

Kỷ lục thứ hai là bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam được bố trí tại tầng 3 của chánh điện. Ngôi bảo tháp bằng gỗ cao 12m, tầng dưới tứ giác cao 8m, có khắc chạm tứ trụ hoa sen xung quanh; trên nóc cao 4m, với 13 tầng mái biểu tượng Lục phàm, Tứ thánh, Tam tôn. Bảo tháp bằng gỗ có tôn trí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 7,2m, nặng 7,2 tấn.

Kỷ lục tiếp theo được xác lập nhân kỷ niệm 60 năm (1954-2014) Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng. Trong 5 ngày liên tục (từ 26/02 – 02/03/2014), Pháp viện Minh Đăng Quang đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm trang nghiêm, trọng thể với nhiều hoạt động. Đại lễ chính thức được diễn ra với sự tham sự của hơn 2.000 vị lãnh đạo Phật giáo Trung ương, các tỉnh, thành và các khách quý, phật tử. Sự kiện này cũng đánh dấu một quá trình hình thành và phát triển 70 năm Đạo Phật Khất Sĩ có mặt tại Việt Nam.

Cuối cùng, Pháp viện Minh Đăng Quang giữ kỷ lục là nơi diễn ra lễ khất thực cổ Phật lớn nhất Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 60 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng. Tại lễ khất thực trên đã có hơn 1.500 tăng ni Khất sĩ tham dự.

Tổng cộng, Pháp viện Minh Đăng Quang nắm giữ đến 4 kỷ lục Việt Nam. Tất cả các kỷ lục trên đều được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề xuất, công nhận và giới thiệu. Cho đến nay, trải qua hơn 50 năm hiện hữu, Pháp viện Minh Đăng Quang không chỉ trở thành một địa danh tâm linh quen thuộc mà còn như một đoá hoa trang nghiêm, một không gian tĩnh lặng giữa lòng TP HCM nơi con người tìm về sự an tịnh tâm hồn.

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.