Pháp và "bóng ma đen" trên đường phố

Nước Pháp đang bị giày vò bởi cuộc tranh luận không mấy dễ chịu xung quanh trang phục niqab của phụ nữ Hồi giáo(khăn đen che kín toàn thân và mặt) được coi như một biểu hiện cực đoan của đạo Hồi.

Phụ nữ Hồi giáo tại Pháp mang trang phục niqab trên đường phố Marseilles - Ảnh: Getty Images.
Phụ nữ Hồi giáo tại Pháp mang trang phục niqab
trên đường phố Marseilles - Ảnh: Getty Images.
 Nước Pháp đang bị giày vò bởi cuộc tranh luận không mấy dễ chịu xung quanh trang phục niqab của phụ nữ Hồi giáo(khăn đen che kín toàn thân và mặt) được coi như một biểu hiện cực đoan của đạo Hồi.

Người ta vẫn thấy một số phụ nữ Hồi giáo đi dạo trên các đường phố Paris, Marseille hay Strasbourg với trang phục niqab. Có nên chăng đưa ra một đạo luật cấm mặc niqab? Một đạo luật như vậy chắc sẽ lợi bất cập hại? Và liệu nó có thể được áp dụng? Các lập luận như vậy đang được đưa ra bàn thảo.

Từ cuối thế kỷ 20 đạo Hồi đã trở thành đạo giáo lớn thứ hai tại Pháp, sau Thiên chúa giáo nhưng trước đạo Tin lành, Do Thái và đạo Phật. Hàng triệu người Pháp, cùng với hàng triệu người nhập cư nước ngoài là người Hồi giáo. Đa số họ là các công dân hiền hoà thực hiện đạo giáo ôn hoà và không gây ra bất cứ vấn đề nào về việc cùng tồn tại với mô hình cộng hoà mà nước Pháp theo đuổi.

Tuy nhiên, có hàng nghìn cá nhân, một thiểu số, đấu tranh công khai cho một hình thức Hồi giáo cực đoan, giống với những gì mà người ta thấy ở Saudi Arabia hay Yemen. Họ là các chuyên gia hùng biện, ủng hộ khích động chính trị nhằm cố gắng đạt đến việc được chấp nhận là họ có tất cả các quyền dưới danh nghĩa "tự do tín ngưỡng". Và với họ, những ai phản đối quan niệm của họ về tôn giáo là chà đạp lên tự do tư tưởng...

Có một điểm mới là những kẻ đấu tranh này không chỉ là đàn ông như trước kia. Từ một vài năm nay, họ dựa vào phụ nữ đi ra phố với trang phục nổi tiếng niqab (khăn choàng có khi được gọi không chính xác burqa, là trang phục hàng ngày của đa số phụ nữ Afghanistan). Họ đi đón con tại trường học, đi chợ hoặc đi đến toà thị chính mà không để lộ khuôn mặt, choàng khăn đen kín che phủ hoàn toàn cả chân và tay.

Một nhóm công tác của quốc hội được thiết lập theo nguyên tắc đa đảng và do một nghĩ sĩ cộng sản lãnh đạo, đã làm việc từ mùa hè năm 2009, về chủ đề rất phức tạp về trang phục niqab này. Nhóm lấy ý kiến của hàng chục các nhà hoạt động về văn hoá xã hội, về luật, các cảnh sát, và tín đồ hồi giáo với mong muốn đưa ra một báo cáo trước khi kết thúc tháng giêng này.

Nhiệm vụ đề ra rất tế nhị. Phải làm sao để chống lại việc mặc trang phục niqab mà không lên án cả cộng đồng Hồi giáo nói chung. Đây là điểm quan trọng vì ngay cả các tín đồ Hồi giáo cũng có nhiều người phản đối việc phụ nữ mặc trang phục này vì nó làm họ đứng bên lề xã hội.

Cũng cần nhấn mạnh rằng việc này về phương diện dân số chỉ mang ý nghĩa nhỏ: trên toàn nước Pháp chắc không có hơn 2.000 phụ nữ, theo các con số ước lượng không chính xác, mặc trang phục như trên. Có thể có những ngày ta không gặp hình ảnh phụ nữ mặc choàng kín ngoài đường nhưng bỗng nhiên một hôm, ôbóng ma đenằ này lại xuất hiện trên phố, như đang ở Yemen.

Đa số các luật gia nghĩ rằng rất khó để dùng luật pháp cấm mặc trang phục niqab trên đường phố Pháp, bởi sẽ rất khó coi nếu cảnh sát bắt giữ phụ nữ mặc trang phục đen che kín khi đang đi chợ cùng với con cái. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể cấm mặc trang phục niqab trên tàu điện, trên xe buýt hoặc tại các nơi công sở vì các lý do an toàn và tôn trọng trật tự công cộng.

Quả bóng cũng nằm trong sân các tín đồ Hồi giáo Pháp, họ cần công khai lên tiếng nếu không muốn bị kết án là đỡ đầu cho chủ nghĩa cực đoan. Đa số người Hồi giáo đánh giá mặc trang phục như vậy, các phụ nữ đó mang những phát ngôn xấu cho thứ tôn giáo mà họ cho là đang tôn trọng. Đó là bức tranh biếm hoạ cho thế giới Hồi giáo trong một Châu Âu vẫn luôn gắn bó với gội rễ Thiên chúa giáo.

Vấn đề này đang là trọng tâm của cuộc tranh luận đang làm chuyển động nước Pháp. Đeo khăn choàng phủ kín không phải là một yêu cầu tôn giáo được viết trong kinh Coran: Đây chỉ là một công cụ do một số phần tử Hồi giáo cực đoan cân nhắc đưa ra nhằm kiểm tra tương quan lực lượng tại Châu Âu. Và họ sẵn sàng cho mọi kiểu khiêu khích kể cả việc nhấn mạnh rằng phụ nữ có ít quyền tự do hơn nam giới.

Nguồn : Lao Động

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.