Pháp "trấn an" NATO về tham vọng quốc phòng của EU

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly bên ngoài cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại trụ sở Liên minh ở Brussels, Bỉ, ngày 21/10/2021. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly bên ngoài cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại trụ sở Liên minh ở Brussels, Bỉ, ngày 21/10/2021. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nói với những người đồng cấp NATO hôm thứ Sáu Hoa Kỳ sẽ được lợi và bất kỳ khả năng nào của châu Âu trong các kế hoạch phòng thủ của Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ củng cố NATO .

Những nhận xét được đưa ra tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng NATO và chia sẻ với các phóng viên, nhằm chấm dứt nhiều tháng không chắc chắn về việc liệu nỗ lực mới nhất của EU nhằm phát triển vũ khí và lực lượng có cạnh tranh được với NATO hay không.

"Khi tôi nghe một số tuyên bố phòng thủ về quốc phòng châu Âu và khi tôi quan sát thấy một số mối đe dọa nhất định, bao gồm cả trong tổ chức này, tôi nói: 'Đừng sợ!'", bà Parly nói trong một phiên họp có nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell.

"Phòng thủ của châu Âu không được xây dựng để đối lập với NATO mà ngược lại: một châu Âu mạnh hơn sẽ đóng góp vào một liên minh (NATO) vững mạnh và bền bỉ hơn", Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã phản ứng tích cực trong các bài phát biểu trước công chúng của mình, nói rằng ông hoan nghênh một nền quốc phòng châu Âu có khả năng hơn, lặp lại tuyên bố chung vào tháng 9 của Tổng thống Pháp và Hoa Kỳ.

Ông Austin nói trong một cuộc họp báo: “Những gì chúng tôi muốn thấy là những sáng kiến ​​bổ sung cho các loại hoạt động mà NATO đang thực hiện" và kêu gọi các đồng minh NATO thực hiện "công việc số một" của họ là "răn đe và phòng thủ đáng tin cậy".

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng cho rằng không có mâu thuẫn nào giữa chiến lược của châu Âu và Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nói rằng các đồng minh NATO đang làm việc cùng nhau, dù Washington đã làm "tổn thương" Paris vào tháng 9 bằng hiệp ước AUKUS (với Australia và Anh) khiến Pháp vuột mất một hợp đồng tàu ngầm với hải quân Australia.

Logo NATO bên ngoài cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại trụ sở Liên minh ở Brussels, Bỉ, ngày 21/10/2021. Ảnh: Reuters

Logo NATO bên ngoài cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại trụ sở Liên minh ở Brussels, Bỉ, ngày 21/10/2021. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết "làm việc chung để đảm bảo rằng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn tự do và cởi mở."

Trong khi các nước châu Âu có binh lính được đào tạo bài bản và sức mạnh mạng, hải quân và không quân hiện đại, thì bất kỳ nhiệm vụ chiến đấu nào của EU đều có thể thiếu sự hỗ trợ mà Hoa Kỳ cung cấp, chẳng hạn như vận tải hàng không tầm xa, khả năng chỉ huy và kiểm soát, hỗ trợ hậu cần.

Anh, không còn là thành viên của EU, cũng nói rằng EU có thể đóng một vai trò hỗ trợ cho NATO. Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm thứ Năm lại cho rằng, bất kỳ nỗ lực nào nhằm xây dựng quân đội châu Âu là một hành động đánh lạc hướng, nói với các phóng viên rằng đó là một "con cá trích đỏ" và rằng "hoàn toàn không có ích lợi gì khi dán những chiếc mũ nồi châu Âu lên toàn bộ người dân".

Trong số 27 quốc gia EU, 21 quốc gia cũng là thành viên của NATO, nhưng Hoa Kỳ từ lâu đã lập luận rằng khối này nên có thể làm nhiều hơn nữa để quản lý các cuộc khủng hoảng ở biên giới của mình.

Vào tháng 3 năm sau, EU đặt mục tiêu thống nhất một văn kiện chiến lược quân sự tổng thể để xác định các mối đe dọa trong tương lai, đồng thời tập trung phát triển vũ khí cùng nhau, cũng như vạch ra một lực lượng can thiệp mới của EU có thể can thiệp vào các cuộc khủng hoảng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.