Pháp thông qua dự luật hạn chế công bố hình ảnh cảnh sát

Biểu tình phản đối dự luật An ninh Toàn cầu.
Biểu tình phản đối dự luật An ninh Toàn cầu.
(PLVN) - Các nhà lập pháp Pháp hôm 24/11 đã thông qua một dự luật hạn chế công bố hình ảnh cảnh sát – được nhận định rằng có thể làm khó các nhà báo và những người ủng hộ quyền con người trong việc góp phần đảm bảo cảnh sát giữ trách nhiệm trong hoạt động.

Theo CNN, Điều 24 - phần gây tranh cãi nhất của Dự luật An ninh Toàn cầu - đã được các nhà lập pháp Pháp thông qua hôm 20/11. Điều này quy định, cấm công bố các hình ảnh cho phép nhận dạng nhân viên thực thi pháp luật "với ý định gây tổn hại cho họ, về thể chất hoặc tinh thần."

Các nhà lập pháp cho biết, dự luật - vốn bị chỉ trích nhiều và bị phản đối - đã được chính phủ sửa đổi để đảm bảo quyền tự do báo chí.

Sau khi được Quốc hội thông qua, nó sẽ được trình lên Thượng viện vào tháng 12 tới.

Trong một tuyên bố trước cuộc bỏ phiếu hôm 24/11, văn phòng Thủ tướng Pháp cho biết, luật mới không "làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của công chúng”.

Cuối tuần vừa rồi, trên khắp nước Pháp đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối dự luật với ước tính khoảng 22.000 người tham gia. 

Nhiều người nghi ngại dự luật An ninh Toàn cầu sẽ khiến cảnh sát lạm quyền. Ảnh: CNN
Nhiều người nghi ngại dự luật An ninh Toàn cầu sẽ khiến cảnh sát lạm quyền. Ảnh: CNN 

Nhìn chung, Dự luật An ninh Toàn cầu sẽ mở hành lang pháp lý cho lực lượng an ninh quay phim công dân bình thường mà không cần sự đồng ý của họ thông qua bodycam và máy bay không người lái của cảnh sát, đồng thời hạn chế việc công bố ảnh hoặc video về khuôn mặt của các sĩ quan cảnh sát.

Những người bảo vệ dự luật nói rằng điều đó là cần thiết sau khi các sĩ quan cảnh sát bị bắt và quấy rối trên mạng xã sau các cuộc biểu tình năm 2018 và 2019. 

Trong dự luật không nói gì đến việc ngăn cản các nhà báo làm công việc của họ, vì việc truy tố sẽ tùy thuộc vào nhu cầu thể hiện "ý định gây hại”, nhưng Tổ chức Nhà báo không biên giới cho rằng quy định này quá mơ hồ. "Ý định là một khái niệm mở để giải thích và khó xác định", tổ chức này cho biết.

Theo tổ chức này, “bất kỳ hình ảnh hoặc video nào cho thấy các nhân viên cảnh sát có thể nhận dạng được công bố hoặc phát sóng bởi các phương tiện truyền thông quan trọng hoặc kèm theo các bình luận chỉ trích có thể khiến họ bị buộc tội tìm cách làm hại các nhân viên cảnh sát”.

Ngoài lo ngại về việc dự luật gây khó khăn cho hoạt động báo chí, còn có những lo ngại về tác động của dự luật đối với công chúng liên quan đến những gì họ có thể chụp trên điện thoại của mình. Nhiều vụ việc đã được làm sáng tỏ nhờ những hình ảnh, clip trên điện thoại của người dân, và nếu chiếu theo các quy định này, những điều đó không dễ thực hiện được nữa.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.