Pháp luật “ra tay” để duy trì đạo đức sinh học

Bọ cạp là vũ khí sinh học đã từng được người cổ đại sử dụng
Bọ cạp là vũ khí sinh học đã từng được người cổ đại sử dụng
(PLVN) - Khi virus Corona bùng phát toàn cầu, không ít giả thuyết cho rằng đây là một dạng vũ khí sinh học và virus đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm. Để khẳng định tính đúng sai của nhận định này, cần có thời gian. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng trong lịch sử từ cổ chí kim đã từng có những cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí sinh học. Và vì tính nguy hiểm đặc biệt của mình mà vũ khí sinh học bị pháp luật nghiêm cấm trên toàn cầu và ở nhiều quốc gia.

Vũ khí sinh học đã được biết đến từ rất lâu

Không nghi ngờ khi nói rằng, vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí nguy hiểm và khó chống đỡ hàng đầu thế giới hiện nay. Nhưng thực chất, không phải ai cũng nhận ra rằng, vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí nguyên thủy nhất, đơn thuần nhất, cổ xưa nhất nhưng cũng hiện đại nhất của lịch sử nhân loại.

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu định nghĩa "vũ khí sinh học" là gì? Vũ khí sinh học là một dạng vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Theo các nhà sử học, vũ khí và kĩ thuật chiến tranh sinh học không phải mới được áp dụng ở thời hiện đại, mà vốn thực chất đã được lần đầu sử dụng bởi người Hittite từ vài ngàn năm trước. Với tham vọng mở rộng vương quốc của mình, đế chế Hittite đã từng chiếm lĩnh được phần lãnh thổ trải dài từ Thổ Nhĩ Kì cho tới tận Syria ngày nay.

Khác với mấy đế chế toàn sử dụng bạo lực vai u thịt bắp, đầu rơi máu chảy, người Hittite sử dụng chiến thuật thâm thúy hơn nhiều. Mỗi khi muốn đánh chiếm một thành phố nào đó, họ sẽ gửi tới nơi đó những con cừu và lừa bị bệnh để lan truyền loại bệnh gọi là "bệnh dịch Hittite". Sau đó, họ sẽ kiên nhẫn chờ khoảng vài năm để lực lượng của quân địch suy giảm rồi mới tấn công và chiếm đóng.

Cuộc chiến tranh sinh học khủng nhất, kinh hoàng nhất chính là trận công thành Kaffa của quân Tatar vào năm 1346. Sau khi bị thiệt hại nặng nề bởi bệnh dịch hạch, người Tatar đã dùng máy bắn đá ném xác quân qua tường thành vào trong thành phố. Lý do họ làm vậy là bởi họ tin rằng mùi của tử thi sẽ khiến cho nhuệ khí của quân phòng thủ bên địch bị giảm sút.

Tuy nhiên, mọi việc không chỉ đơn giản như thế. Tác dụng chính của phương thức này đó là: Bệnh dịch hạch bị lan rộng. Người Kaffa phải bỏ trốn khỏi thành phố quê nhà, mang theo căn bệnh đi tứ xứ. Theo nhiều nhà sử học, đây chính là cái cách mà Cái Chết Đen - bệnh than cấp tính lan tới tận châu Âu và giết chết 1/3 dân cư tại đây. 

Tới thời hiện đại, trong đại chiến thế giới lần thứ 2, người ta thường nhắc tới khái niệm về những “quả bom sốt rét” của Đức Quốc xã và mới đây bằng nghiên cứu của mình, nhà sử học Frank Snowden (Mỹ) khẳng định Đức Quốc xã thật sự đã đưa muỗi mang mầm bệnh sốt rét vào khu vực phía nam thành phố Rome (Italy) năm 1943. 

Vào giữa tháng 10/2019, cảnh sát Indonesia phát hiện một phần tử Jamaah Ansharud Daulah (JAD) – nhánh của mạng lưới IS ở Indonesia - đã lên kế hoạch tấn công tự sát bằng một quả bom có chứa chất độc abrin ở Cirebon, Tây Java.

Điều đáng nói là chất độc abrin (có trong hạt cam thảo dây) là độc tố sinh học mạnh có nguồn gốc từ thực vật, có tiềm năng tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng. Chúng có thể gây thương vong hàng loạt, cùng với khả năng phổ biến từ trung bình đến cao có thể gây ra sự sợ hãi trong cộng đồng và sự gián đoạn hoạt động dân sự…

Bị pháp luật nghiêm cấm

Có thể khẳng định, vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí đáng sợ lâu đời nhất của con người. Vì thế mà nó bị các văn bản pháp luật quốc tế cấm sử dụng trong chiến tranh. Đơn cử như, khí mù tạt hay mù tạt lưu huỳnh là tên gọi của hợp chất có màu vàng nâu và từng được sử dụng trong Thế chiến I.

Do nặng hơn không khí nên nó có thể xâm nhập vào những con hào trong trận địa. Loại khí độc này có thể gây ra những vết bỏng trên da, mắt, phổi và khiến nạn nhân tàn tật, ung thư hoặc thậm chí mất mạng. Chính vì thế, Nghị định thư Geneva năm 1928 đã cấm sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh.

Thỏa thuận Strasbourg năm 1675 cũng đã đưa đạn được tẩm độc vào hàng những loại vũ khí bất hợp pháp. Những khẩu súng đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh thường không có độ chính xác cao nên những người lính đã tìm cách hạn chế việc này bằng cách ngâm những viên đạn của họ trong chất độc hoặc các chất dễ gây nhiễm trùng.

Khi Pháp và Đế chế La Mã đánh nhau, cuộc chiến này chứng kiến một số lượng lớn thương vong với nguyên nhân không phải từ những vết thương bị súng bắn mà do các vết nhiễm trùng sau đó. Lệnh cấm vũ khí này đã được thông qua hơn 250 năm trước khi Nghị định thư Geneva một lần nữa đặt ra những giới hạn về việc sử dụng vũ khí sinh học và hóa học.

Trang bị của người lính để chống lại khí mù tạt hay mù tạt lưu huỳnh từng được sử dụng trong Thế chiến I
 Trang bị của người lính để chống lại khí mù tạt hay mù tạt lưu huỳnh từng được sử dụng trong Thế chiến I

Việc phát tán các loài động vật bị bệnh dịch trong chiến tranh cũng là một hành vi bất hợp pháp bị nghiêm cấm hoàn toàn do ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong Thế chiến II, người Mỹ đã thử nghiệm một vũ khí bí mật để tấn công các thành phố chủ yếu làm từ gỗ và giấy của Nhật Bản. Theo dự án mang tên "Tia X" được thử năm 1944 này, họ sẽ thả những quả bom với những con dơi đang ngủ mang theo những chất gây cháy giống như napalm.

Tuy nhiên, cuộc chiến đã kết thúc sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Trên thực tế, việc sử dụng loại vũ khí nghe có vẻ kỳ lạ này còn có hiệu quả hơn cả bom A (bom nguyên tử). Ngày nay, bom dơi đã bị cấm theo Nghị định thư số 3 của Hiệp định các loại vũ khí theo quy ước…

Ở Việt Nam, ngày 11/11/2019, Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đã có hiệu lực thi hành. Nghị định được thiết kế thành 6 chương, 43 điều, với nội dung cơ bản quy định về tổ chức phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; quy định về phòng ngừa phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; quy định về chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt...

Theo Nghị định 81, vũ khí sinh học là vũ khí dựa trên đặc tính gây bệnh hoặc truyền bệnh của các tác nhân sinh học gây dịch giết hại hàng loạt cho người, động vật, thực vật. Thành phần của vũ khí sinh học là tác nhân sinh học như vi khuẩn, virus, nấm, độc tố và các phương tiện sử dụng như đạn dược, phương tiện đưa tác nhân sinh học đến mục tiêu.

Nói về tính cần thiết của Nghị định, Chuẩn đô đốc Nguyễn Trọng Bình nêu rõ: “Do tính chất đặc biệt nguy hiểm của vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) nên Liên Hợp quốc đã phân loại để quản lý riêng với các loại vũ khí như Công ước về cấm vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học và phóng xạ.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới có một số văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh riêng đối với từng đối tượng là các tác nhân hóa học, sinh học và phóng xạ; chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh một cách toàn diện về WMD, cũng như việc ứng phó, khắc phục hậu quả của các hoạt động đặc biệt nguy hiểm này.

Do đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để kiểm soát các vấn đề liên quan đến phòng ngừa, ngăn chặn, phá vỡ hoạt động phổ biến, sử dụng WMD và việc tài trợ cho các hoạt động nguy hiểm này, ứng phó, khắc phục hậu quả của hoạt động phổ biến, sử dụng WMD là hết sức cần thiết”. 

Đạo đức sinh học - một khái niệm không phải ai cũng biết

Tuy khái niệm này là bài học nhập môn đối với những người nghiên cứu sâu về ngành sinh học nhưng với người bình thường không phải ai cũng biết. Bác sỹ chuyên khoa ung thư người Mỹ Von-Pater, người đã đưa ra khái niệm này, định nghĩa rằng đó là sự kết hợp giữa những khám phá sinh học với những giá trị nhân bản.

Các nhà nghiên cứu về sự sống và về cơ thể sống thì cho rằng đó là một cách tiếp cận mới trong quá trình đưa ra những quyết định về những vấn đề đạo đức và về việc sử dụng các công nghệ mới có liên quan đến cơ thể sống và đến sức khoẻ của con người.

Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà bác học thuộc mọi quốc gia đã tập hợp lại với nhau, bày tỏ sự lo lắng của họ trước việc sử dụng vũ khí hạt nhân và mong muốn định hướng cho tương lai. Quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Nakasaki đã là một dấu hiệu của thực tiễn đạo đức sinh học.

Năm 1997, khi mà chú cừu Dolly được ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính tại Xcốt-Len, dư luận cũng như giới chính trị gia đã lập tức đặt ra câu hỏi là một khi phương pháp sinh sản vô tính đã thành công ở động vật thì chắc cũng có thể thực hiện được ở người và trong trường hợp đó, chuyện gì sẽ xảy ra? 

Trên thực tế, thực tiễn đạo đức sinh học đã xuất hiện trước khi có thuật ngữ để chỉ thực tiễn đó. Đạo đức sinh học bao hàm hai vấn đề riêng rẽ nhau: y sinh học là sự áp dụng của khoa học sinh học lên con người và công nghệ sinh học là sự ứng dụng của khoa học sinh học vào môi trường sống của con người.

Và đây là căn cứ để thế giới và các quốc gia riêng biệt xây dựng khung pháp luật nhằm duy trì đạo đức sinh học trong việc sử dụng các công nghệ mới có liên quan đến cơ thể sống và đến sức khoẻ của con người.

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
(PLVN) - Ở tầm cao lý luận và thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng tầm tư tưởng, khơi dậy tình cảm, khát vọng, cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?