Pháp đóng cửa tất cả các trường học, hạn chế đi lại vì dịch Covid-19

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn châu Âu. (Ảnh: Bloomberg)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn châu Âu. (Ảnh: Bloomberg)
(PLVN) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tất cả các trường học tại Pháp sẽ đóng cửa cho đến khi có thông báo mới, người dân được khuyến cáo hạn chế đi lại.

Tối 12/3, phát biểu trong chương trình thời sự 20h trên sóng truyền hình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn châu Âu, nước Pháp vẫn trong giai đoạn 2 của dịch, nhưng đã sẵn sàng các biện pháp đối phó khi dịch chuyển sang giai đoạn 3.

Theo Tổng thống Pháp, đối tượng dễ bị tổn thương nhất đối với dịch Covid-19 tại Pháp là những người cao tuổi, những người mang sẵn các căn bệnh khác hay những người tàn tật, đây cũng là những đối tượng được ngành y tế Pháp ưu tiên chăm sóc, cứu chữa đặc biệt trong giai đoạn này. Tổng thống Pháp kêu gọi, những người trên 70 tuổi, những người mắc bệnh mãn tính và bệnh về hô hấp, hạn chế ra ngoài và ở trong nhà lâu nhất có thể, trừ những trường hợp bất khả kháng.

Tổng thống Pháp cho rằng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, virus SARSCoV-2 có khả năng tấn công nhiều hơn đến những đối tượng trẻ tuổi. Vì vậy, chính phủ Pháp quyết định đóng cửa toàn bộ các trường học trên toàn nước Pháp, kể từ ngày 16/3 tới và kêu gọi người dân hạn chế đi lại.

"Kể từ thứ Hai cho đến khi có thông báo mới, tất cả các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường trung học và các trường đại học sẽ đóng cửa, vì lý do rất đơn giản: Theo các nhà khoa học, trẻ em và giới trẻ dường như là đối tượng làm lây lan virus nhanh nhất, thậm chí khi không có triệu chứng nào. Mục tiêu của biện pháp này là vừa bảo vệ họ, vừa hạn chế khả năng biến đổi của virus trên lãnh thổ nước ta. Đối với những người tuyệt đối cần thiết cho quá trình giải quyết khủng hoảng y tế, ở từng vùng, sẽ thiết lập các dịch vụ trông giữ trẻ để họ có thể gửi con và tiếp tục công tác chăm sóc, bảo vệ các bạn"- Tổng thống Pháp nhấn mạnh.

Sau quyết định của chính phủ Pháp, khoảng 62.000 cơ sở giáo dục sẽ phải đóng cửa, khoảng 12 triệu học sinh, 1,6 triệu sinh viên, cùng khoảng hơn 1 triệu cán bộ, nhân viên hoạt động trong ngành giáo dục sẽ bị ảnh hưởng. Việc học tập và làm việc từ xa được chính phủ Pháp khuyến khích triển khai rộng rãi.

Trong thời gian tới, việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 được chính phủ Pháp ưu tiên. Tất cả các các bệnh viện sẽ tập trung cơ sở vật chất, nhân lực cho cuộc chiến này.

"Trong các bệnh viện, các giường bệnh sẽ phải được giải phóng. Vì vậy, tất cả khả năng tiếp nhận bệnh nhân cũng như số lượng tối đa các bác sĩ, nhân viên y tế sẽ được huy động. Chúng tôi cũng huy động những sinh viên và những nhân viên y tế mới nghỉ hưu. Song song với biện pháp này, những hoạt động chăm sóc y tế không khẩn cấp ở các bệnh viện sẽ được lùi lại. Tất cả những điều có thể giúp nước Pháp tiết kiệm được thời gian. Sức khỏe là vô giá, chính phủ sẽ huy động tất cả khả năng tài chính cần thiết, để hỗ trợ và chăm sóc những người bệnh, với bất cứ giá nào"- Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định.

 Tuy nhiên, để không làm tê liệt cuộc sống của người dân, nước Pháp vẫn tiếp tục cho phép hệ thống giao thông công cộng hoạt động bình thường. Người dân Pháp cũng được kêu gọi tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương, vẫn sẽ diễn ra trong ít ngày tới. Tổng thống Pháp cũng khẳng định, nước Pháp chưa tính đến phương án kiểm soát biên giới, đồng thời sẽ phối hợp với chính phủ của tất cả các quốc gia thành viên châu Âu trong cuộc tác nghiên cứu và đối phó với dịch bệnh này.

Những ngày gần đây, nước Pháp liên tiếp ghi nhận số ca tử vong và nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở mức kỷ lục kể từ đầu mùa dịch. Tính đến chiều ngày 12/3, Pháp ghi nhận gần 3.000 ca mắc Covid-19 với 61 ca tử vong. Ngày 12/3, thị trường chứng khoán Paris chứng kiến phiên giao dịch thảm họa nhất trong lịch sử, giảm tới 12,3%.

Song song với các biện pháp đối phó dịch Covid-19, chính phủ Pháp cũng có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, chẳng hạn như cho phép doanh nghiệp hoãn đóng các khoản thuế và lệ phí trong tháng 3 hay có hình thức hỗ trợ cho các lao động bị buộc phải nghỉ việc trong giai đoạn dịch Covid-19./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.