Pháp chế cần được định vị rõ

 Hôm qua, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ do Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức..

Hôm qua, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ do Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức..

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu hội nghị
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu hội nghị

Muốn pháp chế trở thành chỗ dựa tin cậy

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường vui mừng khẳng định những thành tựu đã đạt được của các tổ chức pháp chế trong hơn 6 năm vừa qua. Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế đã được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay có hơn 500 cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại Hội nghị, Lãnh đạo Bộ Tư pháp và một số cơ quan liên quan đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho 16 tập thể và 25 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế giai đoạn 2004 – 2010.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường phải thẳng thắn thừa nhận có sự phát triển chưa đồng bộ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước (DNNN), vẫn còn không ít tổ chức pháp chế chưa khẳng định được vai trò, vị trí của mình.

Từ đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị các đại biểu hiến kế cho việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 122 nhằm tạo ra thể chế mới, đồng bộ cho công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế để pháp chế thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy về pháp luật của các cơ quan quản lý hành chính và DNNN.

Cần làm rõ vị trí và chế độ, chính sách

Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định 122, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã nêu bật những kết quả cũng như những hạn chế, vướng mắc trong triển khai Nghị định. Sau khi phân tích nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho biết, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 122 sẽ có tập trung vào những nội dung cơ bản như xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế; quy định rõ việc thành lập các tổ chức pháp chế chuyên trách hoặc bố trí cán bộ chuyên trách; tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực, trình độ và có chế độ, chính sách cho cán bộ pháp chế; quy định cụ thể các điều kiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế…

Tham dự Hội nghị, đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế Bộ Công an, UBND tỉnh Bắc Giang, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam… cũng đã nêu lên thực trạng công tác pháp chế tại cơ quan, DN. Là Vụ Pháp chế đầu tiên được thành lập ở một bộ (Bộ Công an), lực lượng pháp chế Công an nhân dân hiện có thể nói là rất hùng hậu nhưng không phải là không có hạn chế nhất định, nhất là ở các tổng cục chưa thành lập đầy đủ các phòng Pháp chế độc lập.

Vì vậy, Vụ trưởng Nguyễn Ngọc Anh kiến nghị, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 122 phải làm rõ được chế độ, chính sách cho cán bộ pháp chế để động viên họ phấn khởi, yên tâm cống hiến, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng:

Tăng cường pháp chế là phải đưa pháp luật đi vào đời sống xã hội(*)

“Nói đến pháp chế là nói đến pháp luật, là dân chủ, là trật tự, kỷ cương, từ ý thức cho đến việc làm. Vì vậy, công tác pháp chế có vai trò vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế, trong quản lý nhà nước, trong đời sống văn hóa, xã hội… Cán bộ tư pháp, cán bộ pháp chế có vinh dự, tự hào được góp phần giúp Nhà nước, xã hội làm cho pháp luật ngày càng tốt hơn, trật tự, kỷ cương ngày càng chặt chẽ hơn, dân chủ hơn.

Phó Thủ tướng phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Phó Thủ tướng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Trước đòi hỏi, yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, công tác pháp chế vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập.

Thực tế vẫn còn tình trạng xây dựng các chính sách pháp luật chưa sát, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống; nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành nhưng khi đi vào cuộc sống còn lúng túng vì thiếu hoặc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành và các điều kiện khác. Vẫn có người, có nơi, có chỗ, pháp luật chưa được chấp hành nghiêm, công tác kiểm tra, theo dõi việc thi hành các chính sách, văn bản pháp luật chưa được chú trọng đầy đủ.

Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN yêu cầu các lĩnh vực đời sống xã hội đều phải được quản lý, điều hành bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN.

Tuy nhiên, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế không phải dừng lại ở việc ban hành pháp luật mà vấn đề là phải thi hành pháp luật, phải đưa pháp luật đi vào đời sống xã hội. Tôi đề nghị các đồng chí (ngành Tư pháp và các tổ chức pháp chế - PV) quan tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, các Bộ, ngành, địa phương và DNNN cần tập trung triển khai quán triệt cho cán bộ, đảng viên về tinh thần và nội dung các Nghị quyết, chủ trương của Đảng liên quan đến công tác pháp chế.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu xây dựng đề án thành lập mới ở những nơi chưa có tổ chức pháp chế; tăng cường, củng cố, kiện toàn các tổ chức pháp chế ở những nơi đã có tổ chức pháp chế theo quy định.

Thứ ba, phải đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và công tác xây dựng Đảng trong các tổ chức pháp chế; thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Thứ tư, phải tập trung làm tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật, đây là một trong những nhiệm vụ của các tổ chức pháp chế.

Chính phủ tin tưởng, công tác pháp chế sẽ đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước ta”.

Thục Quyên (lược ghi)

(* Tiêu đề do Báo Pháp luật Việt Nam đặt)

Hoàng Thư

Đọc thêm

Đại úy Đoàn Nguyên Khang: “Sức trẻ - chí trẻ” ở đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây

Đại úy Đoàn Nguyên Khang, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Mỹ Quý Tây
(PLVN) -  Đại uý Đoàn Nguyên Khang chưa tròn 30 tuổi, là 1 trong 9 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Long An, đại diện cho khát vọng tuổi trẻ, lan tỏa thông điệp về một thế hệ sống có trách nhiệm, đổi mới tư duy sáng tạo, kiên trì theo đuổi ước mơ, vượt qua giới hạn bản thân, tự tin hội nhập vươn ra biển lớn

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
(PLVN) -Sáng 28/4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo và thông qua nhiều nội dung quan trọng về tổ chức hành chính cấp tỉnh. Kỳ họp có sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc dẫn đầu.

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.