Pháp chạm mốc đau đớn 20.000 ca tử vong do Covid-19

Pháp áp dụng lệnh phong tỏa từ ngày 17/3. Ảnh minh họa.
Pháp áp dụng lệnh phong tỏa từ ngày 17/3. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Giới chức y tế Pháp ngày 20/4 thông báo đã trở thành nước thứ 4 trên thế giới ghi nhận số người tử vong do dịch bệnh Covid-19 đạt đến mốc 20.000.

Theo AFP, số người tử vong do Covid-19 tại Pháp đạt đến mốc trên sau khi ghi nhận 547 ca tử vong mới trong đại dịch vào ngày 20/4.

“Tối nay, đất nước chúng ta đã vượt qua một rào cản mang tính biểu tượng và đặc biệt đau đớn”, quan chức y tế hàng đầu của Pháp Jerome Salomon nói với các phóng viên vào tối 20/4, giờ Pháp.

Theo ông Salomon, số ca tử vong do nhiễm Covid-19 ở Pháp tính đến tối 20/4 đã lên tới 20.265 người. 

Ông Salomon cũng nhấn mạnh rằng số người chết vì Covid-19 ở Pháp hiện cao hơn con số 14.000 người chết trong trận dịch cúm tồi tệ nhất gần đây của nước này và thậm chí còn vượt thiệt hại 19.000 người chết vì đợt nắng nóng năm 2003.

Pháp là quốc gia thứ 4 ghi nhận hơn 20.000 người chết do dịch bệnh Covid-19, sau Mỹ - nước cho đến nay là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất trên toàn thế giới, Italia và Tây Ban Nha.

Trong số hơn 20.000 ca tử vong do dịch bệnh được ghi nhận tại Pháp cho đến nay, 12.513 ca tử vong ở bệnh viện và 7.752 ca tử vong tại các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc khác.

Tuy nhiên, ông Salomon cũng cho hay, dữ liệu chỉ ra rằng một người mắc Covid-19 ở Pháp hiện đang lây nhiễm cho trung bình ít hơn 1 người khác, trái ngược với tỉ lệ 3 người trước khi nước này áp dụng biện pháp phong tỏa hơn 1 tháng trước. “Đây là cách chúng ta sẽ quản lý để hãm dịch bệnh lại”, ông nói.

Số người được chăm sóc đặc biệt bị nhiễm Covid-19 tại Pháp đã giảm trong ngày thứ 12 liên tiếp, chỉ tăng 61 bệnh nhân trong ngày 20/4, lên thành 5.863 người.

Trong khi đó, số bệnh nhân trong bệnh viện giảm 26 - mức giảm hàng ngày trong ngày thứ 6 liên tiếp - xuống còn 30.584 người.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...