Pháp cay đắng khi trượt 'hợp đồng thế kỷ' trị giá hàng tỷ USD sau AUKUS

Thỏa thuận AUKUS sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Collins như HMAS Rankin của Australia. Ảnh: Hải quân Hoàng gia Úc
Thỏa thuận AUKUS sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Collins như HMAS Rankin của Australia. Ảnh: Hải quân Hoàng gia Úc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với sáng kiến AUKUS vừa được công bố sáng nay (theo giờ Việt Nam) về liên minh quân sự mới của Mỹ, Anh và Australia, Pháp đã bị trượt mất hợp đồng thế kỷ trị giá 66 tỷ USD cung cấp tàu ngầm chạy bằng diezel -điện cho Autralia.

Cùng với sự ra đời của AUKUS là kế hoạch trang bị cho Australia các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sử dụng công nghệ của Mỹ và Anh nhưng được trang bị vũ khí thông thường, biến nước này trở thành quốc gia phi nguyên tử đầu tiên có vũ khí như vậy.

Điều đó đồng nghĩa là một đồng minh NATO là Pháp đã mất hợp đồng đóng tàu lớn với Canberra.

Theo AFP, hợp đồng của Naval Group (Pháp) trị giá 66 tỷ USD cung cấp hàng chục tàu ngầm diezel- điện cho Autralia, đã được đích thân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ủng hộ, đã cam kết “đầy đủ và hoàn chỉnh” vào tháng 6, ngay cả khi Australia dường như đã đàm phán với London và Washington.

Tập đoàn đóng tàu Naval Group được cho là đã bày tỏ sự “thất vọng” trước thông báo về sáng kiến ​​AUKUS khiến Tập đoàn này "trượt" một "hợp đồng thế kỷ".

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Florence Parly cho biết trong một phản hồi chung về thông báo của AUKUS rằng, quyết định “đáng tiếc” của Canberra “đi ngược lại với lá thư và tinh thần hợp tác vốn có giữa Pháp và Australia”.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Austrakia Scott Morrison và người đồng cấp Anh Boris Johnson đã công bố sáng kiến ​​‘AUKUS’ trong một sự kiện trực tuyến ba bên sáng nay (theo giờ Việt Nam). Dự kiến ​​sẽ bắt đầu các cuộc tham vấn kéo dài 18 tháng để cuối cùng cung cấp cho Australia các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton và Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne đã ở Washington, trong khi Thủ tướng Scott Morrison dự kiến ​​sẽ đến vào cuối tháng này.

Cơ sở đóng tàu của Naval Group ở Cherbourg, Pháp. Ảnh: REUTERS

Cơ sở đóng tàu của Naval Group ở Cherbourg, Pháp. Ảnh: REUTERS

Hải quân Hoàng gia Australia hiện đang vận hành sáu tàu ngầm lớp Collins, dựa trên thiết kế của Thụy Điển và được đóng từ năm 1990 đến năm 2003 tại Port River, gần Adelaide. Canberra đã thực hiện một thỏa thuận với Naval Group vào năm 2016 cho một chục tàu mới, nhưng hợp đồng đã bị phá vỡ sau một loạt các bất đồng về chi phí xoắn ốc, thay đổi thiết kế, trượt lịch trình và sự tham gia của ngành công nghiệp địa phương, theo Financial Review.

Nhiều nhà quan sát đã chỉ ra thỏa thuận AUKUS có cả tác động tài chính và chính trị đối với Pháp. Chính phủ Pháp có 62% cổ phần trong Naval Group, với phần ba còn lại do Thales nắm giữ, một phần thuộc sở hữu nhà nước. Phóng viên Reuters tại Paris cho biết: Mất hợp đồng vào tay Mỹ và Anh cũng sẽ là một “đòn giáng mạnh đối với Macron” và “có thể khiến Pháp phải suy nghĩ lại về các liên minh chiến lược với Anglosphere”.

Tuyên bố của ông Le Drian và Parly dường như thể hiện điều này, khi họ chỉ ra quyết định “đáng tiếc” của Australia “củng cố nhu cầu nâng cao vấn đề tự chủ chiến lược của châu Âu” như là “cách đáng tin cậy duy nhất để bảo vệ lợi ích và giá trị của Australia trên thế giới”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.