Pháp cân nhắc yêu cầu bồi thường sau cú 'đâm sau lưng' của Australia

Khoảng 500 nhân viên của Naval Group đã rham gia "chương trình của Australia" (chuẩn bị cho Hợp đồng dự định ký giữa Pháp và Australia). Ảnh: Reuters
Khoảng 500 nhân viên của Naval Group đã rham gia "chương trình của Australia" (chuẩn bị cho Hợp đồng dự định ký giữa Pháp và Australia). Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Pháp cho biết Chính phủ Pháp đang xem xét một số phương án để giảm thiểu thiệt hại tài chính từ quyết định của Australia chấm dứt hợp đồng thế kỷ trị giá hàng chục tỷ USD với Naval Group của Pháp.

Phát biểu hôm thứ Năm, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Florence Parly nói rằng Chính phủ Pháp sẽ tìm cách đảm bảo rằng thiệt hại tài chính đối với đất nước và Naval Group được "hạn chế càng nhiều càng tốt", sau khi hợp đồng tàu ngầm khổng lồ của Tập đoàn này với Australia bị hủy bỏ theo hướng có lợi cho Anh và Mỹ (với tư cách là nhà cung cấp mới).

"Chúng tôi đang nghiên cứu tất cả các phương án", bà Parly nói với Radio France Internationale khi được hỏi liệu Chính phủ của ông Macron có thể yêu cầu Australia bồi thường hay không. Hợp đồng Pháp-Australia được cho là có giá trị hơn 60 tỷ USD.

Ông Vincent Hurel, Tổng thư ký Naval Group, cho biết nhà thầu quốc phòng này "thất vọng" với quyết định của Australia hủy bỏ hợp đồng năm 2016 đối với 12 tàu ngầm diesel- điện để ủng hộ một hiệp định với Anh và Mỹ về các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị vũ khí thông thường (AUKUS) mới được các nhà lãnh đạo của Australia, Anh và Mỹ công bố hôm 16/9.

Tổng thư ký Naval Group nói rằng, Canberra nên "thanh toán" chi phí cho khoảng 500 nhân viên của Naval Group đã tham gia vào "chương trình của Australia" (chuẩn bị cho Hợp đồng dự định ký giữa Pháp và Australia), chứ không phải Tập đoàn.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã không kìm chế, nói với FranceInfo: "Tôi rất tức giận và cay đắng. Việc này không được thực hiện giữa các đồng minh". Ông nói thêm rằng đó là "quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể đoán trước".

Vương quốc Anh, quốc gia có ngành công nghiệp quân sự đang thu lợi đáng kể từ thỏa thuận mới, tuyên bố động thái này không phải là "sự phản bội" đối với Pháp, mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace nói rằng ông hiểu lý do tại sao người Pháp sẽ thất vọng.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.