Phản ứng quyết liệt của Tổng thống Mỹ sau vụ xả súng trường tiểu học khiến 21 người chết

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng kêu gọi hành động kiểm soát súng đạn sau vụ xả súng đẫm máu tại một trường tiểu học ở Texas.
Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi hành động kiểm soát súng đạn sau vụ xả súng kinh hoàng tại trường học. (Nguồn: Gety Images)
Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi hành động kiểm soát súng đạn sau vụ xả súng kinh hoàng tại trường học. (Nguồn: Gety Images)

Chiều 24/5, tại trường tiểu học Robb ở thị trấn Uvalde của bang Texas đã xảy ra vụ xả súng làm 21 người thiệt mạng, bao gồm hai người lớn và 18 học sinh, Thống đốc Greg Abbott cho biết một trong hai người là giáo viên.

Cơ quan chức năng xác định thủ phạm là Salvador Ramos, 18 tuổi, học sinh hoặc cựu học sinh của trường phổ thông trung học Uvalde, khi anh ta đi từ lớp học này sang lớp học khác. Lực lượng an ninh cho biết đối tượng đã bị giết tại chỗ.

Vụ tấn công tại trường tiểu học Robb ở thị trấn Uvalde chủ yếu là người Latinh, đây là vụ xả súng bắn chết nhiều nhất kể từ khi một tay súng giết 20 trẻ em và 6 người lớn tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut, gần một thập kỷ trước.

Chỉ sau vài giờ xảy ra vụ xả súng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi người dân Mỹ chống lại các hoạt động vận động hành lang mạnh mẽ ủng hộ súng đạn.

Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Biden nêu rõ: "Tôi từng hy vọng rằng khi trở thành tổng thống, tôi sẽ không phải làm điều này, một lần nào nữa. Là một quốc gia, chúng ta phải hỏi: Khi nào chúng ta mới đứng lên chống lại nạn vận động hành lang về súng đạn? Các nhà sản xuất súng đã dành hai thập kỷ tích cực tiếp thị vũ khí tấn công, thứ mang lại lợi nhuận nhiều nhất và lớn nhất cho họ. Chúng ta phải can đảm đứng lên chống lại ngành công nghiệp này".

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu người dân nước này đấu tranh và gây áp lực đối với các thành viên của Quốc hội, nhằm thông qua các dự luật kiểm soát súng đạn - một trong những vấn đề được xem là "nhạy cảm" tại nước Mỹ.

Tổng thống Biden nói: “Đã đến lúc biến nỗi đau này thành hành động cho mọi bậc cha mẹ, cho mọi người dân của đất nước này. Chúng ta phải làm rõ điều đó cho mọi quan chức được bầu ở Mỹ, đã đến lúc phải hành động”.

Tổng thống Biden kêu gọi người dân Mỹ cùng đứng lên hành động mạnh mẽ hơn chống bạo lực súng đạn. Ông cũng đề nghị tái khôi phục lệnh cấm mua bán vũ khí tấn công và các luật khác liên quan đến quyền sở hữu súng - vốn là một trong những vấn đề gây chia rẽ nhiều nhất tại Mỹ trong hơn 10 năm qua.

Khi tranh cử vào Nhà Trắng, Tổng thống Biden cam kết sẽ thúc đẩy các biện pháp an toàn súng đạn và giảm hàng chục nghìn ca tử vong vì súng hằng năm tại Mỹ.

Năm ngoái, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua 2 dự luật về siết chặt kiểm soát súng đạn. Động thái hành pháp quan trọng đầu tiên về kiểm soát súng đạn từ phía Hạ viện. Mặc dù được thông qua tại Hạ viện, song hai dự luật đã phải đối mặt với khó khăn để vượt qua Thượng viện vì đảng Dân chủ chỉ chiếm thế đa số mong manh với 50 ghế, trong khi các văn bản này cần nhận được 60 phiếu ủng hộ. Vì thế, Tổng thống và các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ đã không giành được đủ phiếu tại Quốc hội để thông qua hai dự luật này.

Trong những năm kể từ Sandy Hook, cuộc tranh luận kiểm soát súng tại Quốc hội đã trở nên tồi tệ và suy yếu. Những nỗ lực của các nhà lập pháp nhằm thay đổi các chính sách về súng của Mỹ đã liên tục gặp phải rào cản từ các đảng viên Cộng hòa và ảnh hưởng của các nhóm bên ngoài.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.