Phản ứng của Gazprom khi "dính líu" đến khủng hoảng của Moldova

Đường ống dẫn khí Iashi-Ungheni Moldova-Romania ở Zagionarya, quận Ungheni. Ảnh: EPA
Đường ống dẫn khí Iashi-Ungheni Moldova-Romania ở Zagionarya, quận Ungheni. Ảnh: EPA
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người phát ngôn của tập đoàn khí đốt khổng lồ Nga Gazprom Sergei Kupriyanov nói rằng không có yếu tố chính trị nào trong việc cung cấp khí đốt cho Moldova, vì Gazprom không thể làm ăn thua lỗ.

Người phát ngôn của Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga Sergei Kupriyanov (ảnh) cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt của Moldova là do chính quyền Moldova gây ra, vì khoản nợ cho lượng khí đốt được cung cấp lên tới 433 triệu USD.

Người phát ngôn của Gazprom Sergei Kupriyanov.
Người phát ngôn của Gazprom Sergei Kupriyanov.

"Hiện tại, tình hình cung cấp khí đốt của Nga cho Moldova rất phức tạp. Các nhà chức trách Moldova hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về việc này. Chúng tôi đang nói về cuộc khủng hoảng không thanh toán của Moldova đối với khí đốt của Nga", ông nói.

Ông Kupriyanov giải thích rằng nước Cộng hòa này đã tích lũy một khoản nợ cho lượng khí đốt đã được giao.

"Đến nay, khoản nợ là 433 triệu USD, và tính đến các khoản thanh toán quá hạn, tổng số nợ là 709 triệu USD. Tuy nhiên, vì một số lý do, đại diện Moldova không muốn thừa nhận số nợ đã tích lũy. Hơn nữa, đại diện Moldova lại không thích giá khí đốt hiện tại, mặc dù giá cả rõ ràng và minh bạch”, ông nói thêm và nhấn mạnh: “Hàng hóa nhận được phải được thanh toán đúng hạn".

"Không có chính trị ở đây. Gazprom là một công ty cổ phần và không thể hoạt động thua lỗ. Nó không thể để thất thoát các khoản nộp thuế vào ngân sách Nga. Sự kiên nhẫn có giới hạn. Moldova đang kích động cuộc khủng hoảng bằng chính bàn tay của mình", người phát ngôn của Gazprom làm rõ vấn đề.

Ông Kupriyanov cho biết thêm rằng Gazprom đang bối rối trước các báo cáo rằng Chisinau có kế hoạch chấm dứt hoạt động của Moldovagaz, "con nợ" của Gazprom với lượng khí đốt đã giao.

Moldova phải ban hành tình trạng khẩn cấp vì thiếu khí đốt. Ảnh: Getty Images

Moldova phải ban hành tình trạng khẩn cấp vì thiếu khí đốt. Ảnh: Getty Images

Thủ tướng Natalia Gavrilitsa cho biết Chính phủ Moldova đã thông qua việc ban bố tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày từ 21/10 do cuộc khủng hoảng năng lượng, mà việc thiếu một thỏa thuận cung cấp khí đốt với Gazprom đã làm phức tạp thêm tình hình.

Moldova đã tuyên bố sẵn sàng thảo luận về việc trả các khoản nợ lịch sử, cũng như hoãn áp dụng các điều khoản của Gói năng lượng thứ ba của EU, liên quan đến các khoản đầu tư của Gazprom vào Moldova nhằm tiến tới thỏa thuận mua khí đốt từ Gazprom.

Theo Balkan Insight, Thủ tướng Natalia Gavrilita cho biết đang xem xét một số khả năng cung cấp khí đốt ở các nước châu Âu khác, trước hết từ các nước láng giềng như Romania và Ukraine.

Bộ trưởng Ngoại giao lâm thời của Romania Bogdan Aurescu hôm đầu tuần thông báo rằng ông sẽ nói với các ngoại trưởng châu Âu đang nhóm họp tại Luxembourg về cuộc khủng hoảng cung cấp khí đốt ở Moldova và sẽ đề nghị giúp Chisinau khắc phục vấn đề.

Ông Aurescu cho biết, đường ống Iasi-Chisinau nối hai nước vẫn hoạt động, nhưng Romania không tự cung cấp được nguồn dự trữ khí đốt của mình. Tuy nhiên, Moldova có thể mua khí đốt từ các thị trường quốc tế và sau đó vận chuyển qua đường ống từ Romania.

Moldova cũng có cuộc thảo luận với Ba Lan về việc cung cấp khí đốt. Phó Thủ tướng Moldova Andrei Spinu thông báo Moldova đang vào "chế độ báo động". Chính phủ đã ra lệnh chuyển sang tiêu thụ dầu lấy từ dự trữ của nhà nước, cho mục đích sưởi ấm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.