Phần lớn dân văn phòng sống chung với bệnh khớp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thống kê cho thấy, 55% nhân viên văn phòng có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, 38% bị đau nhức bàn tay, 80,9% bị đau lưng cùng nhiều vấn đề xương khớp khác.

Dân văn phòng có xu hướng mắc bệnh xương khớp khá sớm (bắt đầu từ độ tuổi 30), điển hình là đau thắt lưng, đau vai gáy, đau bàn tay, viêm khớp, thoái hóa khớp... Những rối loạn cơ xương khớp này khiến 60% người làm các công việc như: lễ tân, hành chính, pháp lý, kế toán, công nghệ thông tin, thiết kế, quản lý cơ sở vật chất, bảo hiểm… không đảm bảo được chất lượng và hiệu suất công việc.

Tính chất công việc phải đánh máy liên tục khiến dân văn phòng dễ bị đau cổ tay, bàn tay.

Tính chất công việc phải đánh máy liên tục khiến dân văn phòng dễ bị đau cổ tay, bàn tay.

Tai hại hơn, nhiều người làm văn phòng nghĩ rằng, cơn đau chỉ là thoáng qua bởi với đặc thù công việc tương đối nhẹ nhàng, không thể nào hình thành bệnh xương khớp. Chính suy nghĩ sai lầm này đã khiến dân văn phòng chủ quan, trì hoãn thăm khám và điều trị, dẫn đến cơn đau kéo dài, vận động khó khăn, thậm chí thất nghiệp dù đang ở độ tuổi sung sức nhất.

Nguyên nhân khiến 60% dân văn phòng mắc bệnh xương khớp

Công việc văn phòng không cần dùng nhiều sức lực, mưa không đến mặt nắng không đến đầu nhưng lại khiến hàng triệu lao động bị đau nhức và mắc bệnh xương khớp. Thực trạng “trái ngang” này được các chuyên gia lý giải thông qua ba lý do:

- Tính chất công việc

Dù không phải đội mưa đội nắng, nhưng việc ngồi một chỗ trong thời gian dài (trung bình 6 - 8 tiếng/ngày) sẽ dồn áp lực lên các khớp, nhất là cột sống thắt lưng - vị trí khớp phải chịu tải trọng cơ thể. Căng thẳng triền miên gây tổn thương và thoái hóa đốt sống, lâu dần hình thành vết thoát vị đĩa đệm, gai xương hay hội chứng chùm đuôi ngựa. Hơn nữa, việc gõ bàn phím và di chuột nhiều giờ đồng hồ cũng gây ra tình trạng tê mỏi, đau nhức cổ tay, bàn tay, ngón tay.

- Làm việc không đúng tư thế

Những tư thế vận động sai như ngồi cúi khom lưng, lệch vai, vắt chéo chân, nằm ngủ gục trên bàn… phổ biến ở văn phòng khiến cơ bắp bị kéo căng quá mức, dẫn đến tình trạng đau nhức khớp, nhất là vùng cổ, vai, gáy.

Tư thế ngủ nghỉ tại văn phòng sai cách khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp.

Tư thế ngủ nghỉ tại văn phòng sai cách khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp.

- Thói quen vận động, ăn uống thiếu khoa học

Trong quá trình làm việc, dân văn phòng thường ít đứng dậy đi lại, trừ lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân và khi tan sở, họ có xu hướng nằm nghỉ ngơi, xem tivi hoặc lướt điện thoại. Ít vận động cộng thêm thói quen ăn uống thiếu khoa học, thích tiêu thụ thức ăn nhanh và đồ uống nhiều đường cũng là nguyên nhân khiến xương khớp bị hư hại từ từ, châm ngòi cho quá trình thoái hóa khớp.

Dân văn phòng nên làm gì để phòng tránh bệnh xương khớp?

Đặc thù công việc là điều không thể thay đổi. Do đó, để giảm hư hại xương khớp trước tác động tiêu cực của tính chất công việc, dân văn phòng cần một giải pháp chăm sóc khớp lâu dài, từ bên trong, giúp nuôi dưỡng khớp toàn diện, an toàn và hiệu quả.

Theo Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP HCM): Để không bị tàn phế và mất khả năng lao động, sống phụ thuộc vào người khác, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức ở xương khớp, mọi người cần chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…

Bộ siêu dưỡng chất trên (hiện có trong JEX thế hệ mới) đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, khi đi sâu vào cơ thể sẽ tạo nên tác động “kép” ưu việt: Ngăn sản sinh các cytokine - chất gây viêm (như TNF-α, IL-1, IL-6, interferon gamma...), từ đó bảo vệ sụn khớp và màng hoạt dịch, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả; đồng thời tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn, giúp khớp xương toàn thân chắc khỏe, dẻo dai lâu dài, phòng ngừa thoái hóa khớp.

Xương khớp toàn thân chắc khỏe giúp dân văn phòng dễ đạt “đỉnh cao” sự nghiệp.

Xương khớp toàn thân chắc khỏe giúp dân văn phòng dễ đạt “đỉnh cao” sự nghiệp.

Song song với giải pháp nuôi dưỡng xương khớp bền vững từ bên trong, nhân viên văn phòng nên chủ động cải tổ điều kiện làm việc bằng cách thêm tấm đệm lót hoặc gối mỏng sau ghế, kê miếng lót chuột có mút giúp lưng, cổ tay và bàn tay đỡ nhức mỏi. Riêng với tư thế làm việc, cần thường xuyên điều chỉnh lại dáng ngồi sao cho lưng và cổ phải thẳng, vai thả lỏng, hai bàn chân chạm mặt sàn, khuỷu tay gập một góc 90 độ khi đánh máy. Sau mỗi 30 phút nên đứng dậy đi lại hoặc vươn vai để xương khớp được thư giãn, kết hợp bài tập duỗi lưng, tay, chân... tại chỗ.

Dân văn phòng cũng nên tăng cường tập thể dục, thể thao sau khi tan làm như chạy bộ, đạp xe, yoga, gym... Đồng thời, xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp, gồm vitamin C, D, Omega - 3, beta caroten…

Thực hiện đồng thời việc bổ sung dưỡng chất chăm sóc xương khớp từ bên trong và cải thiện môi trường làm việc, tạo tư thế làm việc/ vận động đúng sẽ giúp dân văn phòng giảm đau nhức toàn thân, phòng tránh nguy cơ thoái hóa khớp hiệu quả. Nhờ đó đảm bảo hiệu suất công việc và tự chủ cuộc sống.

Video: Giải pháp khoa học giúp giảm đau, bảo vệ xương khớp chắc khỏe

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.