Phân hạng số đẹp để ngăn thông đồng, dìm giá khi đấu giá biển số ô tô

Đại biểu Nguyễn Hải Anh phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Nguyễn Hải Anh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp tổ sáng nay, 26/10, khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Phát biểu tại phiên họp, góp ý về quy định về loại biển số đấu giá, đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) đề nghị chia các loại biển số ra, quy định những biển số nào sẽ thực hiện đấu giá, loại biển số nào không đấu giá.

“Nếu quy định như dự thảo hiện nay thì số lượng biển số là tất cả các số được cấp, rất lớn và rất khó khăn cho việc xác định giá khởi điểm. Để xác định được đâu là khung biển số đẹp cũng là một nội dung rất khó, vì vậy, cần có một hướng dẫn cụ thể để tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện. Quan niệm biển số đẹp đối với mỗi người khác nhau nhưng phải làm sao chia được khung biển số để tạo điều kiện để khi tính giá khởi điểm sẽ thuận lợi hơn”, đại biểu nói.

Về giá khởi điểm, dự thảo đang quy định hai mức giá khởi điểm ở hai vùng khác nhau là vùng 1 (gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) là 40 triệu đồng; vùng 2 (gồm các địa phương còn lại) là 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị nên lựa chọn một mức giá chung để tạo sự công bằng. Bởi, theo quy định tại dự thảo Nghị quyết, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu được lựa chọn biển số của tất cả các tỉnh, thành phố thuộc trực thuộc trung ương trên toàn quốc để đăng ký tham gia đấu giá.

“Vì vậy, chúng ta không cần quy định mức giá ở vùng 1, vùng 2 mà tạo sân chơi chung để các tổ chức cá nhân đều có điều kiện đều tham gia thực hiện”, đại biểu phân tích.

Bên cạnh đó, đại biểu Đặng Bích Ngọc cũng cho rằng, nếu không có sự phân khung cấp độ số đẹp từ cao xuống thấp mà vẫn để một khung mức giá sẽ gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện đấu giá sau này.

“Nếu chúng ta quy định không phân hạng số đẹp thì trong quá trình tổ chức thực hiện, tôi lo khâu đấu giá sẽ có các trường hợp như thông đồng giữa người tổ chức bán đấu giá và người mua đấu giá hoặc chính là cán bộ, công chức trong hệ thống Công an sẽ câu kết với nhau, có những thỏa thuận với nhau để dìm giá xuống. Đây là một trong những lỗ hổng sẽ hưởng trực tiếp đến việc thu lợi cho ngân sách nhà nước sau này”, đại biểu phân tích.

Do đó, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị cần có những phân hạng sát với giá thị trường, phân khúc của từng loại biển xe để việc tổ chức bán đấu giá về sau sẽ sát hơn, hiệu quả hơn và thu được lượng tiền lớn cho ngân sách hơn.

“Còn nếu chúng ta cứ quy định một mặt sàn như thế này thì tôi nghĩ đây sẽ là kẽ hở cho việc thực hiện tổ chức thực hiện đấu giá. Bởi, dù là thực hiện đấu giá hình thức trực tuyến nhưng như thời gian qua, theo chúng tôi nắm tình hình, kể cả việc đấu thầu trực tuyến nhiều khi vẫn có thể đấu thầu cũng chỉ mang tính hình thức, trên thực tế đã biết ai sẽ là người trúng thầu. Do đó, nếu chúng ta không quản lý tốt, không có các quy định chặt thì tôi nghĩ sẽ rất khó và chỗ này sẽ rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi sau này”, đại biểu cho hay.

Đại biểu cũng đề nghị quy định chặt chẽ về trình tự thủ tục đấu giá biển số, tránh tạo ra những kẽ hở khi triển khai thực hiện.

Về thời gian thí điểm, đại biểu đề nghị trước mắt nên thực hiện trong năm năm, sau ba năm thì sẽ sơ kết, đánh giá lại những mặt được và không được để từ đó có giải pháp. Sau năm năm sẽ tổng kết toàn bộ nghị quyết.

Bày tỏ tán thành với việc ban hành Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Hải Anh (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, nội dung này thời gian qua đã được kiểm chứng trên thực tế, khi nhiều người sau khi may mắn bấm được những biển số mà nhân dân coi là đẹp đã sang nhượng với mức giá cao hơn rất nhiều lần so với mức giá thực tế của chiếc xe đó. Do vậy, việc ban hành Nghị quyết sẽ tạo ra một cơ chế quản lý để tăng tối đa nguồn thu ngân sách nhà nước.

Góp ý về một số nội dung cụ thể, đại biể đề nghị không nên giới hạn chỉ đấu giá với biển số xe màu trắng mà nên thêm với cả những biển số xe có chữ màu đen và nền vàng.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng cần ghi rõ thêm những biển số nằm trong kho biển số dùng để đấu giá sau thời gian bao nhiêu lâu, ví dụ như một năm hay hai năm, mà không đấu giá được thì cần phải chuyển về kho biển số sử dụng bình thường cho nhân dân.

Về quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá, theo đại biểu, dự thảo quy định người trúng đấu giá nếu bán xe có quyền được giữ lại biển số để đăng ký cho xe tiếp theo của mình và biển số đó nếu người này không may qua đời thì sẽ phải thu hồi.

“Như vậy sẽ không phản ánh đúng nội hàm của tài sản. Bởi khi đã là tài sản thì người đó phải được đầy đủ thẩm quyền đối với tài sản đó. Do đó, phải cân nhắc để có quy định thêm về việc người trúng biển số xe này được quyền toàn quyền sử dụng biển số đó, được cho, tặng, thừa kế theo đúng quy định của pháp luật dân sự về tài sản”, đại biểu đề nghị.

Về giá khởi điểm, tiền đặt trước và quản lý nguồn thu từ đấu giá, đại biểu đề nghị chia thành các nhóm biển số theo quan niệm của dân gian, trong đó nhóm biển số siêu đẹp nên có mức giá khởi điểm cao hơn và các nhóm biển số được gọi là yêu thích thì để mức giá đại trà.

“Cách đây đúng hai tuần, tại Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất có một cuộc biển đấu giá biển số xe ôtô với 90 biển số, trong đó biển số cao nhất được bán với 1,2 triệu USD. Đây là những biển số rất được yêu thích. Tôi đề nghị, nếu chúng ta chia được các nhóm biển số siêu đẹp thì sẽ góp phần tăng nhiều cho nguồn thu ngân sách nhà nước”, đại biểu nói.

Cùng với đó, theo đại biểu, trong tương lai, chúng ta có thể tính toán đến các biển số đẹp, độc, lạ để tăng thêm sự tham gia của những người yêu thích như một số nước đã áp dụng. Chúng ta có thể thu được nhiều hơn về cho ngân sách.

Vẫn theo đại biểu, khi chúng ta đã ban hành nghị quyết này thì vô hình chung, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước đang chấp nhận một dãy số được coi là đẹp và điều này phù hợp với mong đợi của một bộ phận người dân nhưng trong nhân dân cũng đồng thời tồn tại quan niệm về những con số không đẹp như 49,53.

“Tôi đề nghị, để tạo ra một mặt bằng chung và những điều kiện không mang lại những rủi ro xấu cho người dân, cơ quan công an nghiên cứu để loại bỏ tất cả những biển số có những con số xấu, không đẹp trong kho số lưu hành thông thường, để khi người dân tham gia bấm nút nhận biển, hoàn toàn không phải lo ngại về việc mình sẽ bấm vào biển quá xấu, ảnh hưởng đến tâm lý, suy nghĩ không tốt cho người dân. Bởi, khi chúng ta đã có quy định về biển số đẹp thì cũng nên tư duy và cân nhắc đến sự tác động ngược trở lại đối với một bộ phận quần chúng rất đông không có điều kiện để tham gia đấu giá biển số thì cũng phải bỏ qua những con số không đẹp”, đại biểu Nguyễn Hải Anh đề nghị.

Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng, sau khi nghị quyết này ra đời, cần có sự tuyên truyền hết sức đặc biệt để tránh sự bình luận không đáng có từ nhân dân cũng như các đối tượng có thể lợi dụng việc này để đưa ra những lời đàm tiếu không hay, để áp dụng nghị quyết một cách hết sức thành công trong cuộc sống, đồng thời cũng không cổ suý những thói quen chạy theo lối sống xa xỉ, những giá trị ảo.

Về tổ chức thực hiện, đại biểu bày tỏ băn khoăn về việc Bộ công an tổ chức đấu giá tập trung toàn quốc và đề nghị nên chia về cho các tỉnh chủ động tổ chức đấu giá tại địa phương mình với sự tham gia giám sát của Bộ công an, Bộ tài chính và một số các cơ quan có liên quan hoặc có thể tổ chức đấu giá theo cụm một số tỉnh để giảm tải áp lực và tạo sự đồng nhất đối với các địa phương, đặc biệt là những người dân sinh sống tại các địa phương vùng sâum vùng xa có thể tham gia trực tiếp trên địa bàn tỉnh của mình.

Đọc thêm

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.