Phấn đấu đến năm 2030, 95% giáo viên các nhà trường Quân đội 9 đạt chuẩn

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương trao Bằng khen tặng các nhà giáo quân đội được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2022. (Ảnh: Lam Hạnh)
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương trao Bằng khen tặng các nhà giáo quân đội được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2022. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa ban hành Quyết định số 3525/QĐ-BQP phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo” (gọi tắt là Đề án). Theo đó, đến năm 2030, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có 95% trở lên đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, 75% nhà giáo qua cương vị chỉ huy, quản lý đơn vị.

Mục tiêu 1.500 nhà giáo được đào tạo trình độ tiến sĩ

Đề án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2023 đến 2025; giai đoạn 2, từ năm 2026 đến 2030; giai đoạn 3, từ sau năm 2030. Mục tiêu của Đề án xác định: Mỗi năm có hơn 35 nhà giáo Quân đội được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; trong mỗi đợt xét có hơn 15 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục Quân đội được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

Từ năm 2026 đến hết năm 2030, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có 95% trở lên đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; 75% trở lên nhà giáo qua cương vị chỉ huy, quản lý đơn vị phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của từng đối tượng; 20 - 30% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế... Có 1.500 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được đi đào tạo trình độ tiến sĩ bảo đảm chất lượng, cơ cấu hợp lý…

Đề án cũng xác định giai đoạn 2023 - 2030, tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được tuyển chọn đi đào tạo nước ngoài và đào tạo sau đại học. Đào tạo văn bằng 2 về ngoại ngữ cho 1.500 - 2.000 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; bồi dưỡng đạt chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ IELTS 5.0 và tương đương trở lên cho 1.800 - 2.200 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3, bậc 4 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) đối với 5.000 - 6.000 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Triển khai thực hiện khung năng lực giảng dạy

Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đã chỉ rõ việc xây dựng và triển khai thực hiện nội dung khung năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên, giáo viên trong các nhà trường Quân đội.

Theo đó, khung năng lực giảng dạy của giảng viên, giáo viên bao gồm các tiêu chí để hướng dẫn phát triển và đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, giáo viên; cách thức, quy định về đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên, giáo viên; sự tham gia của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện khung năng lực giảng dạy...

Mục đích của khung năng lực giảng dạy của giảng viên, giáo viên: Đánh giá và cải tiến chất lượng giảng dạy và định hướng phát triển chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho các nhà giáo; hướng dẫn, hỗ trợ nhà giáo đổi mới hoạt động dạy học; áp dụng phương pháp và công nghệ mới trong giảng dạy; tạo lập thói quen thực hành giảng dạy chất lượng trong đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng giảng dạy. Xây dựng và áp dụng khung năng lực giảng dạy sẽ góp phần chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo về chất lượng giảng dạy.

Trước mắt, năm 2023 tập trung xây dựng, thí điểm triển khai áp dụng tại một số học viện, trường, trên cơ sở đó hoàn thiện và đề nghị ban hành Khung năng lực giảng dạy của giảng viên, giáo viên các trường, khối trường. Tổ chức tập huấn về khung năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên, giáo viên cho đội ngũ nhà giáo và các cơ quan liên quan; xây dựng các khóa, chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu của Khung năng lực giảng dạy.

Năm 2024 sẽ sử dụng khung năng lực giảng dạy của giảng viên, giáo viên trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà giáo; hằng năm tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khung năng lực giảng dạy để phù hợp với tình hình thực tế.

Song song với xây dựng và triển khai thực hiện khung năng lực giảng dạy của giảng viên, giáo viên, khung năng lực quản trị nhà trường đối với cán bộ quản lý giáo dục cũng được xây dựng và triển khai thực hiện. Mục đích nhằm: Đánh giá và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo dục, tăng cường tính chính quy trong hoạt động quản lý giáo dục, đào tạo; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục trong đổi mới nâng cao năng lực quản lý giáo dục, đào tạo. Tiến hành khảo sát nhu cầu, xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với chức danh, nhiệm vụ và đặc thù mỗi học viện, nhà trường.

Từ năm 2023 - 2030, bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và các năng lực khác cho 3.500 - 4.000 cán bộ quản lý giáo dục.

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 11. (Ảnh trong bài: qdnd.vn)

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+): Đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng

(PLVN) -   Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tiếp tục là cơ hội để thúc đẩy hợp tác quốc phòng hiệu quả hơn nữa, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng ở khu vực cũng như trên thế giới.

Đọc thêm

Tổng cục Hậu cần: 'Hiệu quả kép' từ tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy TCHC.
(PLVN) - Thực hiện Đề án 1371, Tổng cục Hậu cần (TCHC) đã đạt được “hiệu quả kép”, vừa xây dựng Tổng cục vững mạnh, nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật; vừa tăng cường công tác dân vận, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở các địa phương ngày càng vững chắc.

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang

Đoàn kiểm tra quán triệt yêu cầu kiểm tra tại Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang.
(PLVN) - Ngày 18/11, đoàn kiểm tra số 3 của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Phạm Văn Hoạt - Phó Cục trưởng Cục tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu làm trưởng đoàn tổ chức kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024 tại Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang.

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiên quyết đấu tranh với tội phạm dịp trước, trong và sau Tết

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiên quyết đấu tranh với tội phạm dịp trước, trong và sau Tết
(PLVN) - Ngày 15/11 vừa qua, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Lễ phát động Đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Z173 với những con tàu 'Made in Việt Nam'

Thượng tướng Vũ Hải Sản làm việc tại Nhà máy Z173.
(PLVN) - Với tinh thần chủ động hội nhập để phát triển, Nhà máy Z173 đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, vượt khó vươn lên đóng mới thành công nhiều gam tàu hiện đại mang thương hiệu “Made in Việt Nam”, được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phát triển kinh tế biển và nhiều sản phẩm xuất khẩu. Qua đó khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần tích cực vào xây dựng, phát triển ngành Công nghiệp quốc phòng (CNQP) và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Sôi nổi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn tác chiến điện tử 84

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 84 tại gian trưng bày các ấn phẩm pháp luật.
(PLVN) - Các màn thi đấu sôi nổi, hấp dẫn tại Hội thi phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2024 của Lữ đoàn (LĐ) 84 Cục Tác chiến điện tử (TCĐT) Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) tổ chức chiều qua (6/11); đã góp phần nâng cao kiến thức, năng lực xử lý tình huống trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong tiến hành công tác tuyên truyền, PBGDPL, vận động chấp hành pháp luật Nhà nước.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Quân khu 5: Sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Quân khu 5: Sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Cục Chính trị Quân khu (QK) 5 đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào xây dựng các video ngắn, tranh cổ động, tuyên truyền về pháp luật đăng trên các trang, nhóm Zalo, Facebook, Mocha của các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo mở mục “Hỏi - đáp pháp luật” trên fanpage tài khoản Facebook “Đất và Người Khu 5” vào Chủ nhật hàng tuần, tạo được lượng tương tác lớn, hiệu quả.

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'
(PLVN) - Ngày 1/11, tại ấp Nhà Vi, Xã Trần Thới (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao “Nhà Đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).

Bất diệt tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Chansamone Chanyalath chụp ảnh chung với các đại biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - 40 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất Lào, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân Lào chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách, trở thành khúc tráng ca bất diệt về tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Việt Nam và Lào.

Hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống ma túy trên biên giới Việt Nam - Lào

Lực lượng chức năng Việt Nam - Lào phối hợp diễn tập đánh án ma túy. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Với đường biên giới chung trải dài 2.340km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 10 tỉnh biên giới của Lào, hai nước cùng chịu rất nhiều áp lực của tình hình tội phạm ma túy (TPMT) từ khu vực “Tam giác vàng”. Những năm qua, lực lượng bảo vệ biên giới hai nước Việt Nam - Lào đã phối hợp chặt chẽ, duy trì trao đổi thông tin, hợp tác hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biên giới, nhất là TPMT.

Quân đội giúp dân phòng, chống bão số 6

Bộ đội hỗ trợ dân di dời tài sản. (Ảnh: Hoài Nam).
(PLVN) -  Theo thống kê, để phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 6 (bão Trà Mi), lực lượng, phương tiện của Quân đội sẵn sàng tham gia với hơn 275.000 người, hơn 6.000 ô tô, tàu, xuồng, máy bay.