Phân cấp địa phương quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là một trong những điểm mới được ra tại Thông tư 24/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2013/TT-BGTVT ngày 30/7/2013 quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam mà Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành.

Trước đây, Thông tư 16/2013/TT-BGTVT chỉ quy định về trách nhiệm quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo đối với Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; mà chưa quy định việc phân cấp cho địa phương tham gia quản lý lĩnh vực này. Nay Thông tư 24/2022/TT-BGTVT mới ban hành đã quy định cụ thể hơn đối với thẩm quyền và trách nhiệm của 2 cơ quan này cũng như vai trò của UBND cấp tỉnh.

Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến theo quy định của pháp luật hàng hải và giao thông đường thủy nội địa; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý hoặc kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức quản lý đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo khác được công bố theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về đường thuỷ nội địa đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được Bộ GTVT phân cấp cho các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tư 24/2022/TT-BGTVT bổ sung thêm quy định: Trên cơ sở đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ GTVT xem xét, phân cấp việc tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến được đề xuất phân cấp theo quy định hiện hành.

Theo Bộ GTVT, việc đưa ra quy định trên nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, phân định rõ quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành với chính quyền địa phương tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.

Ngoài quy định về trách nhiệm quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, Thông tư mới ban hành cũng đưa ra một số thay đổi về thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo. Cụ thể, về thủ tục đăng ký trước đây Thông tư 16/2013/TT-BGTVT quy định: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến cảng vụ hàng hải khu vực. Thông tư 24/2022/TT-BGTVT bổ sung thêm địa chỉ nơi nhận hồ sơ và quy định rõ hơn nội dung này.

Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn làm thủ tục đăng ký phải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến cảng vụ hàng hải khu vực, cơ quan, đơn vị chức năng được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ (trong trường hợp được phân cấp) hoặc gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hồ sơ đăng ký vận tải hành khách cố định, hồ sơ gồm: Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; Ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến cho phương tiện vào đón, trả hành khách;

Các bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp, bao gồm: Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký kinh doanh hoặc GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc GCN đầu tư, trong đó có nội dung ngành nghề vận tải hành khách đường thủy; GCN đăng ký phương tiện; GCN an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện còn hiệu lực và phù hợp với tuyến hoạt động.

Về thời gian giải quyết hồ sơ, Thông tư 24/2022/TT-BGTVT đã rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định trước đây. Cụ thể, chậm nhất không quá 03 ngày làm việc (quy định cũ là 5 ngày) kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cảng vụ hàng hải khu vực gửi xin ý kiến bằng văn bản của Sở GTVT nơi có cảng, bến đón trả khách do địa phương quản lý. Sở GTVT có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày (quy định cũ là 5 ngày) làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.

Đối với các tuyến được Bộ GTVT phân cấp, chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, đơn vị chức năng được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ gửi xin ý kiến bằng văn bản của cảng vụ hàng hải khu vực, cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (sau đây gọi là Cảng vụ) nơi có tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo đi qua. Cảng vụ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.

Cũng theo Thông tư 24/2022/TT-BGTVT, chậm nhất không quá 03 ngày làm việc (quy định cũ là 5 ngày) kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cảng vụ hàng hải khu vực, cơ quan, đơn vị chức năng được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ (trong trường hợp được phân cấp) xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì có văn bản chấp thuận gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân vận tải khách cố định trên tuyến. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và trả lời nêu rõ lý do.

Thông tư 24/2022/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2022.

Đọc thêm

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Quy định mới về giám sát trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Từ ngày 15/11/2024, bỏ quy định giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của Nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.