Phản cảm ảnh tự sướng của nữ du khách với... hiện trường thảm họa sóng thần

Phản cảm ảnh tự sướng của nữ du khách với... hiện trường thảm họa sóng thần
(PLO) - Khung cảnh ngổn ngang những mảnh vỡ từ nhà cửa, xe cộ sau vụ thảm họa sóng thần ở Indonesia đã bất đắc dĩ trở thành hình nền cho ảnh selfie của khách du lịch.

Theo tờ The Guardian, sau khi cơn sóng dữ đánh vào eo biển Sunda và để lại thiệt hại nặng nề về người và của vào ngày 22/12, một số khách du lịch trong nước kéo đến để tận mắt chứng kiến và chụp ảnh tự sướng với khung cảnh của khu vực này.

Trên hình là ba cô gái với khăn đội đầu hijab màu hồng, xanh sặc sỡ, giơ hai ngón tay để tạo dáng chụp ảnh tự sướng. Đằng sau các cô là khung cảm xám xịt, trên mặt đất giờ là những mảng nước đọng lớn như hồ, phản chiếu lại màu sắc nhợt nhạt của bầu trời. 

Solihat và những người bạn của cô chụp ảnh trước đống ngổn ngang của nhà sập, đồ đạc vỡ vụn (Ảnh: The Guardian)

Solihat và những người bạn của cô chụp ảnh trước đống ngổn ngang của nhà sập, đồ đạc vỡ vụn (Ảnh: The Guardian)

Rải rác xung quanh là một chiếc ô tô đã nát đầu, những mảnh vỡ của xe thồ, máy kéo và các dụng cụ làm nông nghiệp cho thấy một trang trại đã bị sóng thần quét trôi.

Chị Solihat, 40 tuổi, đã di chuyển 2 giờ để tới đây từ thành phố Cilegon. Chị và bạn mình mang theo quần áo để ủng hộ cho những người mất nhà cửa và chịu thiệt hại từ cơn sóng thần. “Bức ảnh này được đăng lên Facebook để làm bằng chứng rằng chúng tôi đã tới đây và mang theo đồ cứu trợ,” chị này nói.

Hậu quả con sóng thần để lại trên một bờ biển của tỉnh Banten, Indonesia (Ảnh: REUTERS)

Hậu quả con sóng thần để lại trên một bờ biển của tỉnh Banten, Indonesia (Ảnh: REUTERS)

Khi phóng viên hỏi có nên chụp ảnh không, khi mà nhiều xác chết có thể còn bị vùi lấp xung quanh, chị này cho rằng bức ảnh sẽ chấp nhận được nếu nó không mang mục đích lăng xê cho bản thân. “Tùy thuộc vào ý định của bạn. Nếu bức hình của bạn có ý khoe mẽ thì đừng chụp. Nhưng nếu bạn chụp ảnh để chia buồn với người khác, điều đó ổn thôi”, chị Solihat cho biết.

Valentina Anastasia từ trung tâm đảo Java tới Eo biển Sunda để chụp ảnh

 Valentina Anastasia từ trung tâm đảo Java tới Eo biển Sunda để chụp ảnh

Valentina, 18 tuổi đã dành ra 3 giờ đi đường để đến tận nơi chụp những bức ảnh với hiện trường cơn sóng thần. Cô nói mình chụp nhiều bức để đăng lên nhiều trang mạng xã hội khác nhau. “Tôi muốn tận mắt nhìn cảnh đống đổ nát và những người chịu ảnh hưởng”, Valentina trả lời phóng viên của The Guardian.

Theo phóng viên, không mấy khách du lịch tỏ thái độ thương tiếc khi chụp ảnh. Một cô gái đã lội nước, đi qua lại quanh một chiếc SUV bị nát trong khoảng 1 tiếng đồng hồ để có thể chụp chiếc xe rõ hơn trên ảnh của mình.

Người chủ chiếc xe, anh Bahrudin, 40 tuổi bày tỏ sự thất vọng với hành động của những khách du lịch này.

Cuộc sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn và phải đối mặt cảnh “màn trời chiếu đất” (Ảnh: The Guardian)

Cuộc sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn và phải đối mặt cảnh “màn trời chiếu đất” (Ảnh: The Guardian)

Tối 22/12, núi lửa Anak Krakatoa phun trào đã gây nên sóng thần, gây thiệt hại cho khu vực Eo biển Sunda của Indonesia gồm các bãi biễn Pandeglang, Serang và Nam Lampung. Hiện con số thương vong lên tới 281 người, 1016 người bị thương, 57 người mất tích, 11.867 người mất nhà cửa, thiệt hại 600 ngôi nhà và 400 tàu thuyền.

Đây là cơn sóng thần nghiêm trọng, người dân ở khu vực này không hề được báo trước và chỉ biết khi con sóng ập vào tới nơi.  

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.