Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hiệu quả, đúng mục tiêu

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp.
Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 01/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030. Cuộc họp do Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Việc quy định về thứ tự ưu tiên phân bổ vốn giúp các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có cơ sở sắp xếp, dự kiến phương án bố trí vốn hợp lý trong phạm vi kế hoạch đầu tư công được giao. Bên cạnh đó, với việc phân bổ vốn theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức đã bảo đảm tính công khai, minh bạch, tăng tính khả thi khi triển khai, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 vẫn chưa bao quát được hết toàn bộ các nội dung trong từng ngành, lĩnh vực; chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương; chưa có cơ chế để xác định, ràng buộc trách nhiệm của ngân sách địa phương trong việc dành nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đối với các dự án quan trọng, trọng điểm, liên vùng có tác động lan tỏa…

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày về sự cần thiết của dự thảo Nghị quyết.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày về sự cần thiết của dự thảo Nghị quyết.

Vì vậy, việc xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân phổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 là cần thiết để làm cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất với công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Đồng thời bảo đảm việc phân bổ vốn đúng mục tiêu, nâng cao hiệu quả, tính công khai, minh bạch trong quản lý, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước.

Tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng thẩm định đều nhất trí với nội dung dự thảo Nghị quyết; đồng thời cho rằng cần ban hành Nghị quyết sớm để khắc phục các vướng mắc trong thực tiễn. Bên cạnh đó, các thành viên cũng cho một số ý kiến cụ thể để hoàn thiện nội dung dự thảo.

Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, các chương trình tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được các ngân hàng thương mại triển khai rất tích cực, hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng vay vốn để tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy phát triển vào các lĩnh vực mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ưu tiên. Tuy nhiên, đến nay ngân sách nhà nước cấp cho các ngân hàng thương mại đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vẫn còn hạn chế.

Vì vậy, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung nội dung “phân bố đủ vốn để cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng do thực hiện các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 chưa bố trí chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030” vào khoản 8 Điều 4 dự thảo.

Đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội góp ý.

Đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội góp ý.

Về ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030, theo đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, việc đầu tư trụ nước phòng cháy, chữa cháy chưa được quy định rõ là thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội hay lĩnh vực khác. Đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ nội dung này để có cơ sở xác định nhóm dự án và cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.

Sau khi nghe các ý kiến góp ý, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu đầy đủ những ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Các cơ quan xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phải chịu trách nhiệm đến cùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có những đổi mới rất mạnh mẽ. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là khâu “đột phá của đột phá”. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với những điểm mới rất mạnh mẽ. Trong đó, có đổi mới hết sức quan trọng về quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

"Cần nghiên cứu sửa Hiến pháp"

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa: “Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hiến định để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm”.
(PLVN) - Trên cơ sở thay đổi tư duy về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp quy định nguyên tắc “lập pháp phải hợp hiến; hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở pháp luật và tính công bằng của pháp luật” nhằm khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích cộng đồng.

Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp, UBND xã Tân Triều tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tứ Hiệp và xã Tân Triều.

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh phiên họp.
(PLVN) -Ngày 19/2, Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Cùng dự có ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội.