Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Minh Hương (Sơn La) hỏi: Xin hỏi phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính?

Luật sư Nguyễn Thị Trang - Đoàn Luật sư TP Hà Nội tư vấn: Tại Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính cụ thể như sau:

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

1. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;

3. Áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính sau đây trái pháp luật:

- Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

4. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

5. Áp dụng một trong các biện pháp xử lý hành chính sau đây trái pháp luật:

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Đưa vào trường giáo dưỡng;

- Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

6. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu:

- Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo tại nơi công tác;

- Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm tại nơi cư trú;

- Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo theo quy định của pháp luật;

7. Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin;

8. Cấp, thu hồi, không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trái pháp luật;

9. Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;

10. Áp dụng thủ tục hải quan trái pháp luật;

11. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư trái pháp luật; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật;

12. Ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật;

13. Cấp văn bằng bảo hộ khi có căn cứ pháp luật cho rằng người nộp đơn không có quyền nộp đơn hoặc có căn cứ pháp luật cho rằng đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ; từ chối cấp văn bằng bảo hộ với lý do đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật; chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật;

14. Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Căn cứ để xác định thời điểm sử dụng đất có nhà ở

(PLVN) - Bạn Đinh Phú (Hưng Yên) hỏi: Gia đình tôi đang sử dụng thửa đất diện tích 150m2 có nguồn gốc là đất giao không đúng thẩm quyền từ UBND xã năm 1997. Đến năm 2002, gia đình tôi đã xây lên 1 căn nhà cấp 4 để ở bao gồm khuôn viên nhà, bếp, công trình phụ. Về sau, khi có điều kiện kinh tế, năm 2017 gia đình tôi đã xây dựng mới căn nhà trên tổng toàn bộ diện tích 150m2 nêu trên. Hiện nay, gia đình tôi muốn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSDĐ) đất lần đầu. Vậy, luật sư cho tôi hỏi thời điểm được xác định làm căn cứ có nhà ở để được công nhận là đất ở là năm 2002 hay năm 2017? Và trong trường hợp này gia đình tôi có được công nhận đất ở luôn không?

Đọc thêm

Suy giảm khả năng lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Suy giảm khả năng lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
(PLVN) - Chị Thu Phương (Thanh Trì - Hà Nội) hỏi: Tôi ký hợp đồng lao động với xí nghiệp sản xuất giấy, trong lúc vận chuyển hàng, tôi bị một thùng hàng rơi đè vào người làm gãy tay. Kết luận giám định cho thấy tôi bị suy giảm 10% khả năng lao động. Vậy tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Quy định đối với người song tịch khi mua đất ở Việt Nam

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bạn Ngọc Thành (Hà Nội) hỏi: Anh trai tôi là người song tịch, Việt nam và Hàn Quốc. Anh tôi đã sinh sống thường trú tại Hàn Quốc, vừa có hộ chiếu Việt Nam năm 2022 nhưng chưa có thường trú. Hiện anh tôi muốn mua đất ở Việt Nam. Xin hỏi, anh tôi có thể mua được không? Trình tự, thủ tục mua như thế nào cho đúng quy định?

Người đang chấp hành án tù có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Người đang chấp hành án tù có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
(PLVN) - Bạn đọc Cừ Nguyễn (tỉnh Bắc Giang) hỏi: Vợ chồng tôi có 1 mảnh đất ở quê. Do tuổi cao sức yếu nên vợ chồng tôi muốn chuyển nhượng lại mảnh đất cho con trai. Tuy nhiên, con trai chúng tôi đang phải chấp hành án vì tội cố ý gây thương tích. Xin hỏi pháp luật có quy định như thế nào về việc này?

Lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Anh Hoàng Anh (quận Nam Từ Liêm - Hà Nội): Hàng xóm ngang nhiên xây nhà lấn sang phần diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà tôi. Tôi đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng. Vậy hành vi của hàng xóm này có bị xử phạt không?

Gây rối trật tự công cộng, Ngọc Trinh có thể đối diện mức án nào?

Gây rối trật tự công cộng, Ngọc Trinh có thể đối diện mức án nào?
(PLVN) - Theo chuyên gia pháp lý, việc Ngọc Trinh cho quay video biên tập lại rồi đăng tải lên mạng xã hội, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gây ảnh hưởng đến một số bộ phận xã hội có thể sẽ học theo những hành động này. Đây là điều đáng lên án, đặc biệt là đối với một người có lượng fan nhất định như Người mẫu Ngọc Trinh

Tranh chấp vay tài sản với hình thức thỏa thuận miệng giải quyết như thế nào?

Tranh chấp vay tài sản với hình thức thỏa thuận miệng giải quyết như thế nào?
(PLVN) - Bạn Văn Hưởng (Thái Bình) hỏi: Tôi và ông A quen biết nhau, ông A vay tôi 800 triệu đồng trong thời gian 8 tháng, với hình thức thoả thuận miệng, trả lãi theo lãi suất ngân hàng, có ghi âm xác nhận. Từ khi vay cho đến nay đã hơn 1 năm, ông A không trả cho tôi tiền lãi và gốc, ông luôn khất nợ. Được biết, ông A đang đứng tên sở hữu một ngôi nhà có giá trị. Xin hỏi theo quy định của pháp luật thì tôi phải làm thế nào?