Phạm Trung Cang “thoát lưới” ngoạn mục trong vụ "Bầu" Kiên như thế nào?

(PLO) - Tại sao một người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như Phạm Trung Cang, có thể bị phạt tù đến 20 năm, lại được đình chỉ điều tra trong vụ án Bầu Kiên. Ai dám làm chuyện “động trời” trong một đại án như thế này? 
Hôm nay - 16/4, TAND TP.Hà Nội xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên). Vụ án “nóng” lên không chỉ vì tính chất cực kỳ nghiêm trọng mà còn bởi dư luận hết sức quan tâm đến việc "thoát nạn" ngoạn mục của ông Phạm Trung Cang
Ngày 1/8/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra và ngày 30/10/2013 có bản kết luận điều tra bổ sung đề nghị truy tố Nguyễn Đức Kiên 4 tội danh: “Kinh doanh trái phép”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế” và “Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng ACB và một số Cty trên địa bàn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Trong nhóm bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái…” có bị can Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB.
Hành vi phạm tội 
Theo kết luận điều tra, riêng trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như - nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh - lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một số cá nhân nguyên là lãnh đạo ACB đã có hành vi cố ý làm trái, ra chủ trương dùng tiền huy động của khách hàng, ủy thác cho nhân viên, các Cty gửi tiền vào các tổ chức tín dụng để mong hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước qui định;  trong đó, gửi tiền vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng, gây thất thoát cho ACB 718,9 tỷ đồng.
Cụ thể, Phạm Trung Cang đã cùng các bị can Kiên, Hải, Kỳ, Giá ký vào Biên bản họp thường trực HĐQT  ACB cho vay như nêu trên. Trong quá trình hoạt động, ngày 24/1/2011, ACB có quyết định bổ sung thành viên HĐQT là ông Huỳnh Quang Tuấn thay cho ông Cang.
Ngày 26/4/2011, ông Phạm Trung Cang có quyết định miễn nhiệm thôi giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT ACB nhưng ông Cang vẫn còn giữ chức vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB. Chính vì thế mà ông Cang vẫn ký tên vào văn bản với tư cách Thường trực HĐQT ACB ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Ai “ra tay” giải cứu?
Sau khi có bản kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ngày 12/12/2013, Kiểm sát viên, Phó Vụ trưởng Khương Thị Minh Hằng - người thụ lý chính hồ sơ vụ án- đã tham mưu cho lãnh đạo VKSNDTC, lãnh đạo Vụ 1 ra bản cáo trạng truy tố 7 bị can với nhiều tội danh, tổng số tiền thiệt hại do các bị can gây ra với con số khủng là 1.695,6 tỷ đồng, riêng bị can Phạm Trung Cang được đình chỉ. 
Lý do để đình chỉ đã được Kiểm sát viên, Phó Vụ trưởng Khương Thị Minh Hằng báo cáo là: “Ngày 22/3/2010, ông Cang tham gia cuộc họp đề ra chủ trương cho vay. Tuy nhiên, ngày 31/12/2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT ACB khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và đã được Ngân hàng chấp nhận. Vì lẽ đó, ông Cang không có trách nhiệm hình sự về việc thất thoát 718,9 tỷ đồng”. Lãnh đạo VKS, trên cơ sở báo cáo như thế, đã đồng ý cho làm thủ tục đình chỉ điều tra bị can Phạm Trung Cang.
Không phải chịu trách nhiệm hình sự vì “ngày 31/12/2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT” có thể tạm chấp nhận, nhưng còn nội dung đặc biệt quan trọng là ông Cang vẫn giữ chức vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB và ông Cang vẫn ký tên vào văn bản với tư cách Thường trực HĐQT ACB ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng thì tại sao không được thể hiện, không được báo cáo lãnh đạo VKS? 
Tại sao kiểm sát viên lại báo cáo không xem xét hết các “góc cạnh” để đình chỉ cho bị can Phạm Trung Cang? Những câu hỏi này hy vọng được làm rõ trong phiên tòa…/.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo tại tòa.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Đọc thêm

Thanh Hóa: Tổ chức sử dụng ma túy trong đám cưới

Các đối tượng: Chung, Minh, Ba, Nam (từ phải qua trái)
(PLVN) - Một số đối tượng có biểu hiện tổ chức sử dụng ma túy tại đám cưới của Phùng Văn Chung nên đã triệu tập lên Công an xã làm việc và test nhanh ma túy. Qua test nhanh nước tiểu trong cơ thể của Phùng Văn Chung, Đặng Trọng Minh kết quả đều dương tính với ma túy.

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm cắp

Đối tượng Lê Sỹ Đào
(PLVN) - Ngày 24/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, Công an huyện Yên Thành vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Lê Sỹ Đào (SN 1986, trú tại xóm 7, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn). Đây là đối tượng đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.