Phạm tội trộm cắp hay tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - T trộm vàng của anh H, trên đường về nhà T nói cho N biết. Sau đó, cả hai đón xe lên thành phố bán vàng, chia nhau tiền tiêu xài cá nhân. N phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, hay tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp đồng phạm với vai trò giúp sức? 

Trong 4 vụ án, có 3 vụ T và N cùng thực hiện, 1 vụ T thực hiện một mình. Riêng vụ thứ tư có diễn biến: vào một buổi chiều, T, N, anh H  và vài người bạn nữa nhậu chung. Đến tối mọi người đều say, T, N và anh H ngủ tại chỗ nhậu. Khoảng 3 giờ sáng, T tỉnh giấc, thấy anh H vẫn còn ngủ, trên người có đeo nhiều vàng. T nhẹ nhàng tháo vàng của anh H, sau đó gọi N thức dậy đi về. Trên đường đi, T kể cho N nghe về việc lấy vàng của anh H, sau đó cả hai đón xe lên thành phố bán vàng. Bán được 68 triệu đồng, T lấy 34 triệu, chia cho N 34 triệu để tiêu xài. 

Cáo trạng kết luận, T thực hiện 4 vụ trộm, N thực hiện 2 vụ và cả 2 bị can đều bị truy tố về “Tội trộm cắp tài sản” theo Khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ngoài ra, N còn bị truy tố về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Khoản 1 Điều 323 BLHS, vì cho rằng trong vụ trộm vàng của anh H chỉ mình T là người thực hiện, còn N phạm tội tiêu thụ. 

Như vậy, theo như Cáo trạng thì T chỉ phạm một tội “Trộm cắp tài sản” và hình phạt tối đa đến 7 năm; còn N phạm 2 tội “Trộm cắp tài sản” và “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, hình phạt tối đa của 2 tội đến 10 năm tù. Vậy, trong vụ trộm vàng của anh H, N có phạm tội tiêu thụ tài sản hay đồng phạm với T về tội trộm cắp? 

Ths Bùi Đức Độ (Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang) phân tích: Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Đây là hành vi chuyển dịch quyền sở hữu tài sản như bán, trao đổi… tài sản mà mình biết rõ tài sản đó là do người khác phạm tội mà có (mặc dù không hứa hẹn trước). Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Về hình phạt, Khoản 1 Điều 323 BLHS phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Điều 17 BLHS quy định đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 

Tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc là hai giai đoạn khác nhau của tội phạm. Tội phạm hoàn thành là hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Có thể hiểu, tội phạm hoàn thành khi hành vi của người phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Khi tội phạm hoàn thành thì có thể người phạm tội đã đạt được hoặc chưa đạt được mục đích của mình. Nếu đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì là tội phạm hoàn thành. 

Tội phạm kết thúc là khi hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt, không còn xảy ra trên thực tế. Tội phạm kết thúc có thể xảy ra trong các trường hợp sau: (1) Khi người phạm tội đã đạt được mục đích nên dừng việc thực hiện các hành vi phạm tội; (2)Khi người phạm tội bị ngăn cản nên không thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội; (3)Khi người phạm tội tự ý dừng việc phạm tội.

Thời điểm tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Hành vi phạm tội của tội phạm có thể dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và cũng có thể kéo dài qua thời điểm tội phạm hoàn thành. Việc xác định đồng phạm dựa vào thời điểm tội phạm kết thúc và hoàn toàn không phụ thuộc vào thời điểm tội phạm hoàn thành. 

Về trường hợp trên, ông Bùi Đức Độ cho rằng tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi T đã lấy được tài sản của anh H, nhưng chỉ kết thúc khi T đạt được mục đích bán lấy tiền. Nếu như N và T chưa thực hiện vụ trộm lần nào, T không cùng N đi bán vàng thì tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được đặt ra.

Thế nhưng, trong vụ án này T và N đã cùng nhau thực hiện nhiều vụ trộm nên rất hiểu ý nhau, N tham gia khi hành vi phạm tội của T chưa thực sự chấm dứt; T và N cùng nhau đi bán vàng chia nhau tiền để tiêu xài nên N trở thành đồng phạm của T với vai trò giúp sức, không cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Vì vậy, cũng như T, N chỉ phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 173 BLHS. 

Đọc thêm

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Cần làm gì khi ký tên nhầm trên hộ chiếu?

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người khi ký tên trong hộ chiếu do chủ quan hoặc không để ý đã ký nhầm vào phần dành cho người khác, hoặc ký vào cả phần dành cho mình lẫn phần dành cho người khác. Việc này có gặp khó khăn khi xuất nhập cảnh không và cần xử lý thế nào?

Bảo đảm quyền lợi khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn đọc Minh Phúc (Hà Nội): Tôi vừa ký hợp đồng chuyển nhượng 1 thửa đất tại huyện Đông Anh vào đầu tháng 10 năm 2024, đang làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai thì phát hiện thửa đất nằm trong quy hoạch, có khả năng sẽ bị thu hồi để mở rộng đường. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?