“Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“

“Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“
(PLO) - Theo ông Đỗ Văn Đương, việc Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn không làm thay đổi chế độ, chính sách của ta với tù nhân. Bởi ở Việt Nam, tù nhân thậm chí còn…. sướng hơn sinh viên thời xưa.
Bên hành lang QH, sau khi nghe chủ tịch nước đọc tờ trình QH về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ông Đỗ Văn Đương – ĐBQH thành phố HCM cho rằng việc phê chuẩn công ước chỉ là một việc tất yếu trong quá trình hội nhập, về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã tương thích với nội dung Công ước:
"Tinh thần chủ đạo của Công ước là phải tôn trọng, không hạn chế, không tước bỏ tính mạng nhân phẩm của phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam. Điều đó pháp luật của mình cũng đã rõ. Cơ bản Công ước tương thích với pháp luật Việt Nam. Nhưng để rõ ra thì theo như Chính phủ, là phải sửa một số luật như Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật tạm giữ tạm giam. Đây là những luật trực tiếp liên quan đến việc hạn chế quyền con người. Phải rõ ra về mặt khái niệm, nội dung để sau này có cơ sở pháp lý xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi bức cung, nhục hình, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác."
Ông có cho rằng việc phê chuẩn công ước ở thời điểm này là phù hợp?
Tôi cho việc phê chuẩn Công ước là hợp thời, phù hợp xu hướng chung. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, của các cán bộ, chiến sỹ liên quan đến công tác đấu tranh phòng trống tội phạm. Những quyền của người phạm tội không bị pháp luật tước bỏ là phải tôn trọng. Việc giam giữ là phải đảm bảo chế độ ăn ở, sinh hoạt, các chế độ khác của họ mà pháp luật không hạn chế.
Qua giám sát của QH vừa rồi, ông thấy các nhà tạm giam, tạm giữ của ta đang trong tình trạng như thế nào?
Việc tạm giam tạm giữ cơ bản là an toàn, chế độ bảo đảm, việc ăn uống tôi thấy tốt. Thậm chí còn hơn chế độ cho  sinh viên đại học thời xưa: 17kg gạo/tháng, rau quả tự túc được; lấy lao động sản xuất phục vụ lại. Tình trạng ốm đau hạn chế. Chỉ có phạm nhân mang HIV vào trại là gây ra ốm đau – thì đó lại là khách quan. Tình trạng tự sát trong trại cũng giảm.
Tuy nhiên, ở góc độ Tư pháp, chúng tôi đã có kiến nghị  Chính phủ cần phải có lộ trình  để nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới để đảm bảo chỗ nằm cho phạm nhân. Còn chỗ ở là tương đối tốt. Nhà nước ta mặc dù kinh tế khó khăn như vậy, nhưng phải khẳng định là chế độ phạm nhân là rất tốt.
Trong một phát biểu gần đây, ông có nói đến tình trạng trại giam quá tải, có phải là do chúng ta tạm giam những đối tượng chưa đến mức phải giam giữ?
Cũng có một số trường hợp. Chúng tôi đã có kiến nghị những đối tượng chưa cần đến mức tạm giam thì không tạm giam, và áp dụng bằng hình thức khác như cho bảo lĩnh, cho đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cứ trú… Nhưng trên thực tế, có những loại tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng suốt ngày trộm cắp vặt khiến xã hội bức xúc. Khi phát hiện thì nó lại trốn, trốn thì không bắt giữ được, không đưa ra xét xử được. 
Hiện nay có bất cập luật về căn cứ tạm giam. Sau này phải sửa cho rõ những trường hợp nào đáng phải giam thì phải giam, trường hợp nào không giam thì phải mở rộng biện pháp khác, nhất là trong điều kiện hiện nay, có thể nâng cao trách nhiệm người bảo lĩnh. Hiện nay cho bảo lĩnh, nhưng đối tượng trốn, người bảo lĩnh vẫn chả sao, như thế là không được. 
Một chính sách pháp luật mà nhu mì, ví như mặt nước hiền dịu là nhiều người chết vì nước. Còn một chính sách cứng rắn như lửa đỏ, để giữ trật tự kỷ cương phép nước để ổn định kỷ cương xã hội, để ổn định phát  triển xã hội, điều đó hết sức quan trọng. 
Việc phê chuẩn Công ước, theo ông có làm giảm án oan?
Như tôi đã nói, trong pháp luật Việt Nam có nhiều điều tương thích rồi. Án oan của ta vừa rồi chỉ là do một số cán bộ. Một số thôi chứ không phải  tất cả . Vì một năm có trên trăm nghìn đối tượng, nhưng mà năm vừa rồi, chỉ có 2 vụ đến nay chính xác là oan. Còn nhục hình chỉ một số vụ, không phải là nhiều. Nguyên nhân do cán bộ là chính, chứ không phải cho pháp luật, do chính sách.
Đây là do năng lực cán bộ kém, lười tiến hành biện pháp điều tra, lấy việc đánh đập để có thông tin. Cái thứ hai là đạo đức công vụ kém, coi thường tính mạng, sức khỏe con người. Anh đánh người ta nhiều thế, vì mục đích cũng có thể là bệnh thành tích. Bệnh thành tích, cộng với đạo đức phẩm chất,  năng lực nghiệp vụ non kém dẫn đến một số vụ như thế. Cái này cần chấn chỉnh sàng lọc. 
Theo ông, cần phải làm gì để loại trừ những trường hợp này?
Tôi cho rằng cần quy trách nhiệm người đứng đầu. Nơi nào để xẩy ra như thế là cách chức người đứng đầu. Còn biện pháp quản lý thuộc cấp như thế nào là do họ làm. Không ai có thể quản lý ngần ấy chiến sỹ được. Còn mọi cơ chế luật pháp, nếu không đi vào thực tế, thì vẫn nằm trên giấy. 
Tôi đã bao nhiêu năm trực tiếp đấu tranh chống tội phạm. Bọn họ rất ngoan, cố, nhưng mình phải có nghệ thuật trong việc điều tra, xét hỏi, phải vòng quanh đi tìm chứng cứ khác. Khi có đủ chứng cứ rồi, không cần lời khai nhận. 
Pháp luật không nên cứng nhắc quá, không nên dồn người ta và bước đường cùng, phải có tính nhân đạo. Nhưng cái này cần đi vào từng vụ việc cụ thể.
Xin cám ơn ông./.

Đọc thêm

100 năm - Bản lĩnh người làm báo cách mạng Việt Nam Bài 2: Đối diện “hòn tên, mũi đạn” mà chí không mòn

Không gian trưng bày báo chí giai đoạn 1925 - 1945 với những cây bút xuất sắc và vũ khí báo chí tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: T.N)
(PLVN) -  Ra đời trong hoàn cảnh là một nước thuộc địa nửa phong kiến - “nước mất, nhà tan” lại được sáng lập, rèn luyện, dẫn dắt bởi một nhà cách mạng - Người suốt cả cuộc đời chỉ lo cho nước, cho dân, báo chí không còn chỉ là báo chí - với nghĩa thông tấn mà đã trở thành “báo chí cách mạng”, báo chí với sứ mệnh “đồng hành cùng dân tộc”, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới

Thượng tướng Lê Quang Minh trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05) do Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức chiều 18/6.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương
"Một TP HCM phát triển năng động, đổi mới sáng tạo, có tầm vóc châu Á và bản sắc riêng biệt không chỉ là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố mới sáp nhập, mà còn là một phần quan trọng trong khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại TP HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương.
(PLVN) - Sáng 18/6, tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác quốc phòng an ninh, thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội...

Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Bộ trưởng Lương Tam Quang và các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Báo CAND)
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, báo chí là trận tuyến tư tưởng vững chắc, luôn đồng hành cùng lực lượng CAND giữ gìn ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Bài 1: 21 tháng 6 - Ngày đặc biệt của báo giới Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và các đại biểu thăm trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản tờ báo Thanh Niên năm 1925 (Quảng Châu, Trung Quốc). (Ảnh: TTXVN phát)
(PLVN) - Ngày 18/8/2024, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, đến Trung Quốc, người đứng đầu Đảng ta đã đến thăm một địa chỉ đặc biệt: căn nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Nơi đây từng là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” gắn liền với thời kỳ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1924 - 1927 và cũng chính là nơi ra đời tờ Thanh Niên.

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.