Phạm nhân dưới 18 tuổi được gọi video call với người thân?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước hoặc thực hiện video call (cuộc gọi có hình ảnh) với thân nhân không quá 4 lần trong 1 tháng, mỗi lần không quá 10 phút và tự chịu chi phí.

Dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) đang được Bộ Công an lấy ý kiến, trong đó quy định chế độ gặp, liên lạc điện thoại với thân nhân của phạm nhân dưới 18 tuổi.

Cụ thể, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân không quá 3 lần trong 1 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ.

Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định kéo dài thời gian gặp nhưng không quá 24 giờ.

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm 1 lần trong 1 tháng.

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước hoặc thực hiện cuộc gọi có hình ảnh với thân nhân không quá 4 lần trong 1 tháng, mỗi lần không quá 10 phút và tự chịu chi phí.

Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định về hình thức liên lạc của phạm nhân và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người dưới 18 tuổi quan tâm gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho phạm nhân.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh trường giáo dưỡng, cụ thể như sau: Học sinh được gặp thân nhân không quá 3 lần trong 1 tháng, mỗi lần gặp không quá 3 giờ. Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Hiệu trưởng quyết định kéo dài thời gian gặp nhưng không quá 24 giờ; học sinh được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng;

Học sinh được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân không quá 4 lần trong 1 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.

Bộ Công an cho biết, việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm sự thống nhất trong quy định của dự thảo Luật và khắc phục khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án hình sự năm 2019, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác thi hành án hình sự hiện nay và trong thời gian tới.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.