Phải "truy" trách nhiệm cụ thể khi có hỏa hoạn

(PLO) - Với diễn biến tình hình cháy nổ phức tạp thời gian qua, tăng cường trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phòng cháy, chữa cháy (PCCC) một cách hiệu quả để “hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do “bà hỏa” gây ra” là vấn đề được các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm khi góp ý vào dự thảo Luật PCCC chiều qua (25/10).  
Khó kiểm tra trang bị phương tiện PCCC tại hộ gia đình?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cháy nổ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ là vấn đề bức xúc trước tình hình cháy, nổ phức tạp hiện nay, nhất là khi xử lý nhiều vụ cháy nổ lớn rất lúng túng vì khó xác định trách nhiệm cá nhân, tổ chức. 
Một số ĐBQH đã bày tỏ băn khoăn vì qui định liên quan đến vấn đề này “vắng mặt” trong Dự thảo Luật PCCC. Đại biểu (ĐB) Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng: “Nếu trách nhiệm bồi thường sẽ được áp dụng các qui định pháp luật hiện hành thì cũng cần qui định chế tài cụ thể để răn đe, nếu không khi cháy chết người, thiệt hại tài sản lớn cũng không qui được tội cho ai”. 
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
 Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Liên quan đến trách nhiệm PCCC của hộ gia đình, cá nhân, Dự thảo Luật qui định chủ hộ gia đình có trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ, các điều kiện cần thiết phục vụ chữa cháy với mục đích nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình tự trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ, chủ động kiểm tra, khắc phục kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn về cháy nổ. 
Song với nhiều ĐBQH, qui định này đang thiếu tính khả thi vì trong điều kiện hiện nay, nhiều hộ dân còn khó khăn và nhiều căn hộ nhiều chủ, được sử dụng với nhiều mục đích, nhất là đối với nhà cho thuê, mối quan hệ giữa người thuê và chủ nhà rất lỏng lẻo, khó kiểm soát được việc thực hiện trách nhiệm PCCC của người thuê nhà. 
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) kiến nghị bổ sung trách nhiệm của cá nhân có nhà cho thuê trong việc PCCC để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. Còn ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nhận thấy, qui định trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC tại chỗ của các hộ gia đình là không sát thực tế vì qui định như vậy thì “nếu hộ gia đình không có phương tiện PCCC tại chỗ thì chủ hộ phải trực ở nhà cả ngày để kịp thời phát hiện cháy?”.
Không dễ xử lý các công trình không đảm bảo điều kiện PCCC
Hiện nhiều chợ, trung tâm thương mại, kho tàng, các khu chung cư, khu công nghiệp và công trình được xây dựng trước ngày Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực không đảm bảo các qui chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC nên nhiều ĐBQH đề nghị bổ sung quy định hướng khắc phục, tăng cường kiểm tra, xử lý việc thực hiện các qui định an toàn PCCC đối với các công trình này. Dự thảo Luật giao UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quy định cho phù hợp với thực tế, bảo đảm tính khả thi trong công tác quản lý nhà nước về PCCC. 
Đối với nhiều ĐBQH, việc xử lý những công trình này không hề dễ dàng vì nếu thực hiện sẽ có nhiều cơ quan, doanh nghiệp phải di dời, đóng cửa, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nhấn mạnh: “Cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo các phương án xử lý thống nhất, có sự hỗ trợ của Nhà nước”. ĐB Nguyễn Văn Minh (Bắc Kạn) kiến nghị qui định về lộ trình để xử lý dứt điểm, không để các công trình “lấy lý do này nọ để chây ỳ việc đáp ứng các yêu cầu về qui chuẩn, tiêu chuẩn PCCC”.
Các ĐBQH cũng yêu cầu phải qui định về việc kiểm tra thường xuyên công tác PCCC, công khai kết quả ở những địa bàn, công trình, cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, tập trung nguồn lực cho lực lượng PCCC chuyên trách với yêu cầu PCCC “kịp thời, hiệu quả”, không để tình trạng chữa cháy không kịp thời, không đủ trang bị phương tiện để PCCC như hiện nay, xác định rõ trong Luật các cơ sở có nhiều nguy cơ cháy nổ...
ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên): “Bỏ qui định thành lập Đội PCCC chuyên trách là không được vì Đội PCCC cơ sở là không đủ khả năng ứng phó kịp thời khi có cháy nổ, nhất là ở những địa bàn tâp trung nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Vì thế, cần qui định trách nhiệm cho chủ đầu tư các khu công nghiệp, khu chế xuất phải chịu trách nhiệm trang bị cho lực lượng PCCC tại chỗ, chuyên trách”.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...