Phải nhập viện cấp cứu do tự chẩn đoán bệnh, tự uống thuốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi tự uống An cung ngưu hoàng hoàn chữa đột quỵ, các triệu chứng bệnh của người đàn ông 50 tuổi không những không đỡ mà còn nặng hơn, phải nhập viện điều trị.

Gia đình kể lại, trước khi vào viện khoảng 1 giờ, ông B.T.H (50 tuổi) đột ngột bị đau đầu, nôn, nói khó, liệt nửa người trái, đo huyết áp 200/120 mmHg. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, ông H và gia đình cho rằng bị đột quỵ não nên đã tự uống thuốc y học cổ truyền (An cung ngưu hoàng hoàn) có xuất xứ ở nước ngoài.

Sau khi uống thuốc, các triệu chứng của ông H không những không cải thiện mà còn nặng hơn. Ông được đưa vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và được chụp cắt lớp vi tính sọ não dựng hình mạch máu não. Kết quả cho thấy hình ảnh xuất huyết não vùng nhân xám trung ương phải, không có bất thường mạch máu não.

Bệnh nhân được cấp cứu và xử trí ban đầu theo phác đồ chảy máu não, sau đó chuyển lên Khoa Đột quỵ não điều trị tiếp, tới nay tình trạng đã ổn định.

Bác sĩ Phạm Duy Hoàng – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện 108 cho biết, đột quỵ não có hai thể là nhồi máu não (chiếm 88%) và chảy máu não. Theo thống kê trên thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân tử vong thứ hai và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tàn tật.

"Chính sự nguy hiểm này đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ bị đột quỵ trong đại bộ phận nhân dân, tìm cách phòng ngừa và điều trị sớm nhất có thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức, sự hiểu biết trong việc phòng và điều trị đột quỵ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Mặc dù đã được cảnh báo không ít lần trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm qua, chúng tôi vẫn gặp rất nhiều trường hợp khi có biểu hiện của đột quỵ não, đã tự uống An cung ngưu hoàng hoàn mà không có chỉ định của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân trên đã cảnh báo nghiêm trọng về việc tự ý dùng thuốc y học cổ truyền không theo chỉ định", bác sĩ Hoàng nói.

Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, hiện thuốc có tên An cung ngưu hoàng hoàn lưu hành trên thị trường Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên... được nhập khẩu vào Việt Nam. Cơ quan này quy định rõ thuốc chỉ được dùng theo đơn, đúng chỉ định và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền hoặc thầy thuốc Đông y.

"Đặc biệt, thuốc có chống chỉ định trong trường hợp đột quỵ thể nhồi máu não diện rộng hoặc thể chảy máu não, vì ảnh hưởng tới quá trình đông cầm máu trên bệnh nhân, khi dùng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc chảy máu khó cầm, bệnh sẽ trầm trọng hơn. Người không có chuyên môn sẽ không thể phân biệt được thể bệnh đột quỵ, do đó việc tự ý mua thuốc An cung ngưu hoàng hoàn nhằm mục đích dự phòng hoặc tự điều trị đột quỵ não là việc làm cần tuyệt đối tránh. Khi có bất kỳ biểu hiện của đột quỵ não cấp, cần ngay lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời", chuyên gia y tế khuyến cáo.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.