Phải đảm bảo công khai, minh bạch trong việc hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão số 3

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Quang Vinh
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, việc phân bổ hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra phải đảm bảo công khai, minh bạch trực tiếp đến người thụ hưởng; không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Tài khoản tiếp nhận ủng hộ đóng vào ngày 9/12, chậm nhất là ngày 31/12/2024, các địa phương tiến hành phân bổ xong nguồn lực.

Chiều 23/9, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức cuộc họp trực tuyến với 26 Ban Thường trực và Ban Vận động Cứu trợ 26 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra về công tác hỗ trợ đồng bào ảnh hưởng nặng. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố.

Tổng thiệt hại kinh tế ban đầu ước tính trên 60.000 tỷ đồng

Các đại biểu dự họp đã nghe báo cáo cáo, phản ánh về công tác vận động, tiếp nhận và việc quản lý, sử dụng các nguồn mà MTTQ Việt Nam đã phân bổ; những khó khăn vướng mắc và các kiến nghị đề xuất liên quan.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, bão số 3 có cường độ rất mạnh, là cơn bão lớn nhất đổ bộ trực tiếp vào nước ta trong vòng 30 năm qua. Mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại hầu hết các tỉnh vùng núi và trung du Bắc bộ. Mưa lũ đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho các địa phương. Tổng thiệt hại kinh tế ban đầu ước tính khoảng trên 60.000 tỷ đồng.

Trân trọng cảm ơn tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân ở trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế đã ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đồng thời hoan nghênh các đơn vị liên quan đã nỗ lực, chỉ đạo kịp thời triển khai thực hiện công tác tiếp nhận, đẩy mạnh tuyên truyền, tổng hợp và phân bổ nguồn lực hỗ trợ theo đúng tinh thần của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

“Đây là những khoản tiền ủng hộ mang nặng nghĩa tình của đồng bào, đồng chí cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, chúng ta phải có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không lãng phí và không để xảy ra tiêu cực”, ông Đỗ Văn Chiến nêu rõ.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng cho biết, tại cuộc họp của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam vừa qua đã thống nhất, Ban Thường trực, Ban Vận động cứu trợ và Thủ trưởng cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam thực hiện công khai, minh bạch việc thống kê tiếp nhận ủng hộ và phân bổ kịp thời đến các tỉnh.

Quá trình phân bổ từ Trung ương đến tỉnh, từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã cũng thực hiện công khai, minh bạch; khi xã phân bổ đến người dân, hộ dân thì lập danh sách công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tại trụ sở UBND xã.

Sau khi phân bổ, trong quá trình thực hiện hỗ trợ, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam sẽ phân công các đồng chí Ủy viên Đảng đoàn với vai trò là Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đi giám sát, kiểm tra theo Kế hoạch do Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam ban hành.

4 nguyên tắc trong phân bổ nguồn lực hỗ trợ

Nhấn mạnh việc công khai, minh bạch tới đối tượng được thụ hưởng, ông Đỗ Văn Chiến đề cập tới 4 nguyên tắc trong việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ. Theo đó, phân bổ hỗ trợ phải kịp thời, đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Việc hỗ trợ phải đảm bảo công khai, minh bạch trực tiếp đến người thụ hưởng.

Ngoài ra, Ban Vận động Cứu trợ các tỉnh, thành phố không hỗ trợ trùng lặp. Cụ thể, một người không được hưởng 2 lần/1 nội dung hỗ trợ (khi sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước thì không dùng nguồn lực vận động ủng hộ để hỗ trợ).

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Quang Vinh

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Quang Vinh

Nguyên tắc thứ tư là bám sát nội dung Nghị định số 93/2021/NĐ-CP về phân bổ nguồn lực hỗ trợ, cần tập trung ưu tiên: Hỗ trợ gia đình có người chết, người mất tích, người bị thương theo đúng văn bản hướng dẫn; Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân bị mất nhà, mất tài sản. Đối với những người mất toàn bộ tài sản, không có nguồn thu nhập thì khuyến khích hỗ trợ tối đa trong 3 tháng theo mức 15kg gạo/người/tháng; hỗ trợ thuốc và khám chữa bệnh đối với những người không có thu nhập;...

Hỗ trợ làm nhà ở cho những hộ dân bị sập đổ, thiệt hại hoàn toàn, nhà ở bị hư hỏng nặng, hộ phải sửa chữa về nhà ở; Hỗ trợ cho học sinh nghèo khó khăn do ngập lụt mất hết sách vở, dụng cụ học tập; Hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, thông qua việc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi.

Về định mức hỗ trợ, đối với nhà sập đổ hoàn toàn, mức hỗ trợ tối thiểu là 50 triệu đồng/hộ, bằng với mức xây dựng nhà đại đoàn kết đang triển khai. Đối với việc hỗ trợ sửa chữa nhà ở, mức tối thiểu là 25 triệu đồng/hộ.

Ông Đỗ Văn Chiến lưu ý, mức hỗ trợ cụ thể do Ban Vận động Cứu trợ tỉnh phối hợp UBND tỉnh và xin ý kiến cấp có thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ và thông báo với HĐND biết để giám sát trong quá trình thực hiện.

Đóng tài khoản tiếp nhận ủng hộ vào ngày 9/12/2024

Đề cập tới thời gian tiếp nhận ủng hộ, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, theo Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, sau 90 ngày kể từ ngày phát động, Ban Vận động Cứu trợ từ Trung ương đến địa phương sẽ đóng tài khoản tiếp nhận ủng hộ. Như vậy, tài khoản tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 sẽ đóng vào ngày 9/12/2024; chậm nhất là đến hết ngày 31/12/2024 các địa phương sẽ tiến hành phân bổ xong nguồn lực.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu xảy ra vướng mắc và cần có hướng dẫn của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam và hướng dẫn của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương thì Ban Vận động Cứu trợ các tỉnh phản ánh bằng văn bản gửi về Ban Vận động Cứu trợ Trung ương – UBTƯ MTTQ Việt Nam. Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ có trách nhiệm giải đáp kịp thời, đảm bảo thời gian, tiến độ thực hiện.

Ông Đỗ Văn Chiến đề nghị, Ban Vận động Cứu trợ các tỉnh, thành phố sau khi tiếp nhận nguồn lực phân bổ sẽ báo cáo về Ban Vận động Cứu trợ Trung ương định kỳ 10 ngày/lần đến khi kết thúc việc sử dụng nguồn lực phân bổ (ngày 30/12/2024). Phân bổ nguồn lực ủng hộ phải theo đúng quy định của pháp luật để giúp đỡ người dân một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Tiếp nhận hơn 1.650 tỷ đồng ủng hộ

Theo ông Cao Xuân Thạo, Trưởng Ban Phong trào Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam, tính đến 17h00 ngày 22/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng cộng 1.656 tỷ đồng. Từ kết quả tiếp nhận được, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã phân bổ 2 đợt tới các địa phương tổng cộng 1.035 tỷ đồng (đợt 1 phân bổ 385 tỷ đồng; đợt 2 phân bổ 650 tỷ đồng).

Đối với 37 địa phương không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3, theo tổng hợp sơ bộ, tính đến 17h00 ngày 22/9/2024, các địa phương đã tổ chức kêu gọi, vận động để ủng hộ các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại được số tiền là 941,492 tỷ đồng. Từ số tiền tiếp nhận được, các tỉnh, thành phố đã chuyển về qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương là 147,125 tỷ đồng; chuyển ủng hộ trực tiếp cho các địa phương vùng thiệt hại là 381,510 tỷ đồng.

Đối với 26 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, theo tổng hợp sơ bộ, tính đến 17h00 ngày 19/9/2024, Ban Vận động cứu trợ cấp tỉnh, thành phố của 26 địa phương đã tiếp nhận 1.654,327 tỷ đồng (trong đó Trung ương phân bổ về là 1.035 tỷ đồng; tiếp nhận từ các địa phương khác 208,320 tỷ đồng; thu tại địa phương 410,807 tỷ đồng).

Từ số tiền tiếp nhận được, các tỉnh, thành phố bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 gây ra sẽ căn cứ vào điều kiện thực tiễn tại địa phương để phân bổ nguồn lực hỗ trợ trên địa bàn. Đến thời điểm này, tỉnh Lào Cai đã phân bổ 47,140 tỷ đồng; tỉnh Yên Bái đã phân bổ 75 tỷ đồng; tỉnh Tuyên Quang đã phân bổ 25,425 tỷ đồng; tỉnh Phú Thọ đã phân bổ gần 40 tỷ đồng; tỉnh Bắc Giang đã phân bổ 68 tỷ đồng; tỉnh Thái Nguyên đã phân bổ 38,802 tỷ đồng; TP Hải Phòng đã phân bổ 47 tỷ đồng… Trong đó tập trung vào việc hỗ trợ gia đình người chết, người mất tích, người bị thương; hỗ trợ lương thực; hỗ trợ làm nhà cho các hộ gia đình bị đổ sập, trôi hoàn toàn; hỗ trợ gia đình có nhà ở bị hư hỏng nặng; hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại khôi phục sản xuất…

Đọc thêm

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả kết quả các chuyến thăm, các thỏa thuận cấp cao và Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giai đoạn 2024-2028, tiếp tục đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Tổng kết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân và Viên chức quốc phòng: Đề xuất sửa đổi chế độ phụ cấp, chính sách nhà ở

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết của Bộ Tổng Tham mưu. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Thời gian qua, các quân khu, quân, binh chủng đồng loạt tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân & Viên chức quốc phòng (QNCN,CN&VCQP) 2015. Từ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật, các quân khu, quân, binh chủng kiến nghị, đề xuất một số vấn đề nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp điều kiện thực tiễn.

Đưa quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại sự kiện kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, với nội hàm toàn diện và cụ thể của khuôn khổ quan hệ mới, hai bên còn nhiều dư địa để tiếp tục làm sâu sắc và đưa quan hệ song phương ngày càng phát triển ổn định, thực chất, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho nhân dân hai nước cũng như đóng góp cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và quốc tế.

Thủ tướng: Đề xuất các quy định đột phá để tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Đề xuất các quy định đột phá để tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực phát triển
Sáng 23/9, tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm tăng cường quản lý, song phải kiến tạo cho sự phát triển, huy động tối đa nguồn lực và khuyến khích sự sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tránh tình trạng bất cứ việc gì, cấp dưới cũng lên 'xin' cấp trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tránh tình trạng bất cứ việc gì, cấp dưới cũng lên 'xin' cấp trên
Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 để xem xét, cho ý kiến đối với 4 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế; Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Chiều 22/9, trong khuôn khổ chuyến công tác tới Hoa Kỳ dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với đảng cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ tại New York.

[Ảnh] Hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ

[Ảnh] Hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ
Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 22/9/2024, giờ địa phương (sáng 23/9, giờ Việt Nam), tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tiến sĩ Brendan Nelson, Phó Chủ tịch Cấp cao Tập đoàn Boeing kiêm Chủ tịch Boeing Global và Bà Kang Kyung-wha, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chính sách Asia Society.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định, nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới tốt đẹp hơn, vì sự phát triển tiến bộ, công bằng xã hội, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân khi tất cả cùng thống nhất nhận thức, cùng hành động, cùng nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hiệu quả và khẳng định cam kết Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả vào các nỗ lực chung nhằm xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân loại.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Vatican

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Thủ tướng Vatican, Hồng y Petro Parolin khẳng định Đại diện thường trú của Tòa thánh tích cực hợp tác với Việt Nam và cho biết Giáo hoàng Francis mong sớm thăm Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối liên kết giữa Tòa thánh và Giáo hội Công giáo Việt Nam, tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Vatican.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Tuần lễ Cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79: Chia sẻ tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng và Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân tại Sân bay quốc tế J.F Kennedy. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
(PLVN) - Chiều 21/9 (theo giờ địa phương, sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ; bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.

Báo chí giải pháp - 'ngọn hải đăng' chỉ dẫn độc giả

Quang cảnh Diễn đàn. (Ảnh: Congluan)
(PLVN) - Báo chí giải pháp, báo chí kiến tạo khác báo chí truyền thống như thế nào? Các cơ quan báo chí cần phải làm gì để nâng cao vai trò, phát huy thế mạnh, góp phần xây dựng nền Báo chí Cách mạng Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn? Đây là những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Tổng Biên tập 2024: “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (Diễn đàn), diễn ra cuối tuần qua.

Cả hệ thống chính trị đồng lòng khắc phục hậu quả thiên tai: Không để người dân thiếu cái ăn, chỗ ở

Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp đến thôn Làng Nủ để động viên thăm hỏi sau vụ lũ quét tang thương. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Sau trận lũ quét do bão Yagi gây ra, toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã khẩn trương vào cuộc nhằm khắc phục hậu quả. Sự chỉ đạo mạnh mẽ từ Chính phủ và các cấp lãnh đạo, tinh thần đồng thuận giữa chính quyền địa phương và các lực lượng cứu trợ đều hướng đến mục tiêu quan trọng: ổn định cuộc sống Nhân dân.

Thủ tướng: Hệ thống ngân hàng cần thực hiện '6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá'

Thủ tướng: Hệ thống ngân hàng cần thực hiện '6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá'
Chiều 21/9, kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực châu Á.

Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển

Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển
Kết luận hội nghị với các doanh nghiệp lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp phát huy 6 tiên phong và khẳng định Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào, luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc với tinh thần "tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển".