- Thưa ông, Dự án luật Sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp có một quy định khá mới mẻ về vấn đề con dấu, ông có nhận định gì về vấn đề này?
Phải áp dụng ngay. Đây là một trong những hình thức cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính nên phải áp dụng ngay khi có điều kiện. Khi chúng tôi làm việc với các tổ chức quốc tế như IFC thì họ cho rằng, nếu Việt Nam cải cách được thủ tục liên quan tới con dấu thì sẽ nâng được vị trí xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Phải cải cách mạnh mẽ về con dấu, vì thưc tế vừa qua con dấu gây phiền hà cho doanh nghiệp và tốn phí. Rồi làm giả con dấu rất đơn giản.
Phải áp dụng ngay. Đây là một trong những hình thức cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính nên phải áp dụng ngay khi có điều kiện. Khi chúng tôi làm việc với các tổ chức quốc tế như IFC thì họ cho rằng, nếu Việt Nam cải cách được thủ tục liên quan tới con dấu thì sẽ nâng được vị trí xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Phải cải cách mạnh mẽ về con dấu, vì thưc tế vừa qua con dấu gây phiền hà cho doanh nghiệp và tốn phí. Rồi làm giả con dấu rất đơn giản.
- Theo ông, trong trường hợp nào sẽ phải sử dụng con dấu?
Nếu trong giao dịch đối tác không yêu cầu sử dụng thì DN cũng ko cần phải sử dụng con dấu. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn có nước sử dụng con dấu chứ không phải tất cả. Họ yêu cầu dùng con dấu thì DN sẽ phải dùng con dấu của mình. Quy định rất linh hoạt.
Dự án Luật đưa ra giải pháp tương đối phù hợp với điều kiện, có quy định những trường hợp doanh nghiệp ko phải sử dụng con dấu như khi đối tác ký hợp đồng không yêu cầu sử dụng con dấu. Ngoài ra, dự án luật cũng quy định những trường hợp bắt buộc phải sử dụng con dấu để bảo đảm tính an toàn, bí mật. ví dụ: đến doan nghiệp và yêu cầu cung cấp thông tin về nhân sự thì có thể sẽ phải sử dụng con dấu…
- Nếu không dùng con dấu thì sẽ nảy sinh những hệ lụy?
- Nếu không dùng con dấu thì sẽ nảy sinh những hệ lụy?
Trong vấn đề gì, lĩnh vực nào cũng có trường hợp lạm dụng giả mạo chứ không chỉ có con dấu. Do đó phải quản lý bằng cách khác, ví dụ doanh nghiệp phải thông báo hoặc đăng ký mẫu và công khai mẫu con dấu với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tới khi có phát sinh hệ lụy thì có thể căn cứ vào đây xác minh.
- Nhưng trong Dự án Luật công an nhân dân thì bộ vẫn quản lý con dấu?
- Nhưng trong Dự án Luật công an nhân dân thì bộ vẫn quản lý con dấu?
Trong lần báo cáo Thủ tướng gần đây tôi bày tỏ quan điểm, cần phân loại rõ ràng, ví dụ Bộ Công an nên quản lý con dấu của cơ quan Nhà nước và tổ chức; còn con dấu của doanh nghiệp thì không nhất thiết. Bộ Công an có nhiều biện pháp nghiệp vụ chống lại gian lận con dấu, nên không nhất thiết phải nắm quyền quản lý con dấu của doanh nghiệp.
- Xin cám ơn ông!
- Xin cám ơn ông!