Phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia khi đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Phiên họp chiều 10/2 đã cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng. (Ảnh daibieunhandan.vn)
Phiên họp chiều 10/2 đã cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng. (Ảnh daibieunhandan.vn)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, nhất là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đúng tiến độ…

Chiều 10/2, tiếp tục Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

UBTVQH đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh trình bày Tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (với nội dung chủ yếu: Điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng). Chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9 km, tại 9 tỉnh, TP: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng); xem video clip thuyết minh về chủ trương đầu tư dự án; nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư dự án.

Thống nhất về chủ trương đầu tư dự án, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự án sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đường sắt, kết nối các đô thị, khu công nghiệp lớn của vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng. Chủ tịch QH lưu ý, về hướng tuyến cần lựa chọn phương án tối ưu, bảo đảm tính kết nối với dự án mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và các loại hình vận tải khác, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư và sử dụng quỹ đất rừng.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Lê Quang Mạnh khẳng định, đây là chủ trương rất quan trọng nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Về nguồn vốn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách lưu ý, việc sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho dự án bởi hiện nay các Nghị quyết của QH cho phép ưu tiên sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho các dự án lớn và quan trọng. Trong khi đó, bản chất của tăng thu, tiết kiệm chi là hàng năm khi tăng thu vượt dự toán mới có nguồn tăng thu tiết kiệm chi.

“Nếu chúng ta xây dựng dự toán đủ lớn, sát với thực tiễn thì mới có nguồn lực chủ động đầu tư các khoản đã xây dựng kế hoạch. Nếu xây dựng dự toán thấp sẽ thiếu nguồn lực để thực hiện dự án khác. Do vậy, Chính phủ cần quan tâm để xác định phạm vi của các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ tăng thu, tiết kiệm chi”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách chỉ rõ và lưu ý, nếu như tiến độ thực hiện các dự án không song song đồng bộ với tiến độ của nguồn tiền tăng thu tiết kiệm chi thì hiệu quả dự án sẽ bị ảnh hưởng.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nêu rõ, UBTVQH thống nhất trình QH xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu vận tải, kết nối với các trung tâm đô thị, khu công nghiệp lớn, cửa khẩu, cảng biển của vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và vận tải hàng hóa từ khu vực Tây Nam Trung Quốc đến cảng biển quốc tế.

Phó Chủ tịch QH đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch QH, UBTVQH, ý kiến thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ dự án và hoàn thiện một số vấn đề: Rà soát tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án thiết kế sơ bộ, hướng tuyến của dự án và việc kết nối mạng lưới đường sắt, hệ thống giao thông khác, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Đánh giá kỹ các yếu tố tác động đến tiến độ triển khai, để có giải pháp đến năm 2030 cơ bản hoàn thành xây dựng dự án, việc thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư, lựa chọn nhà đầu tư, việc đáp ứng về công nghệ, nhân lực, vật liệu... trong quá trình khai thác, đưa vào sử dụng.

Trong điều kiện đất nước đang triển khai nhiều dự án hạ tầng cần thiết, cấp bách trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng, Phó Chủ tịch QH nhấn mạnh, UBTVQH đề nghị Chính phủ phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đánh giá kỹ lưỡng hơn các rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro, nhất là rủi ro thiếu vốn, không hoàn thành dự án đúng tiến độ, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao, rủi ro mất cân đối ngân sách trong trung hạn khi các khoản nợ đến hạn trả và trả lãi lớn…

Cũng tại Phiên họp, UBTVQH cho ý kiến về Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Xem xét, phê chuẩn việc xác định và công bố đường cơ sở; Cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến năm 2035; Chủ trương và cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận…

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Bùi Hoài Sơn. (Ảnh: Quochoi.vn)

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lắng nghe ý kiến của cộng đồng để tạo sự đồng thuận khi đặt tên tỉnh mới sau sáp nhập

(PLVN) - PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên là đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội - cho rằng, việc lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình đặt tên tỉnh, TP không chỉ là một bước trong quy trình hành chính, mà còn là cơ hội để tạo sự đồng thuận, khơi dậy niềm tự hào địa phương và thể hiện sự tôn trọng với lịch sử, văn hóa của vùng đất đó.

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp Bộ trưởng Tài chính bang Fiona Ma. (Ảnh: BNG)
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục hiện thực hóa và triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện thực chất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Phải biến thể chế từ 'điểm nghẽn' trở thành lợi thế cạnh tranh'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, diễn ra hôm qua (17/3), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội. Phải biến thể chế từ “điểm nghẽn” trở thành lợi thế cạnh tranh.

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm.
"Một nền kinh tế vững mạnh đang hình thành, một thế hệ doanh nhân Việt Nam bản lĩnh và đổi mới, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết kinh doanh và lòng yêu nước, đang viết tiếp câu chuyện thành công, và một tương lai rực rỡ, một nước Việt Nam XHCN sánh vai cùng các cường quốc năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đang dần trở thành hiện thực trong tương lai gần", Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định trong bài viết: "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG".

Cải cách phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: Vân Anh)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cải cách bộ máy phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý. Sau khi cải cách phải bảo đảm cho bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn chứ không đơn thuần chỉ là phép tính cộng.

30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Tích cực vì một ASEAN phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Phu nhân cắt bánh chào mừng 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. (Ảnh: Thống Nhất.TTXVN)
(PLVN) - Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3/2025, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.

Thủ tướng: Xây dựng chính sách đặc thù, đặc biệt để công nghiệp quốc phòng tiếp tục phát triển đột phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Chiều 15/3, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Ngày 15/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.