PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng - Người nuôi giấc mơ hình thành mô hình chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu Việt Nam

 Ở tuổi 60, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng vẫn không ngừng đóng góp thêm nhiều giá trị cho lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.
Ở tuổi 60, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng vẫn không ngừng đóng góp thêm nhiều giá trị cho lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Niềm vinh dự trở thành thế hệ bác sĩ chẩn đoán hình ảnh được tiếp cận với những máy móc chẩn đoán tiên tiến xuất hiện đầu tiên ở nước ta hơn 30 năm trước đã thôi thúc PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng cống hiến không ngừng trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Đến nay, dù ở tuổi ngoài 60 nhưng hành trình ấy của PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng vẫn chưa dừng lại với khát khao hình thành và phát triển mô hình chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu Việt Nam để phục vụ người dân trên mọi miền Tổ quốc.

Sứ mệnh của “người tiên phong”

PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng chia sẻ rằng, cả sự nghiệp của ông song hành cùng nhiều giai đoạn phát triển của lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh ở nước ta và đây là “niềm vinh dự không phải ai cũng có”.

Năm 1991, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng vinh dự là một trong hai bác sĩ đầu tiên được tiếp cận với máy chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) ở nước ta. Năm 1995, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ, trở thành Tiến sĩ trẻ tuổi nhất trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh thời bấy giờ; đồng thời cũng trong năm này ông được lựa chọn trở thành nhóm bác sĩ trẻ đầu tiên sang Pháp học tập và làm việc. Khi ông trở về Việt Nam vào năm 1996, nước ta đã có máy cộng hưởng từ (MRI), đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Điện quang và Y học hạt nhân.

Những năm tháng công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô với vai trò Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, ông luôn ấp ủ nhiều ý tưởng, sáng kiến trong chẩn đoán hình ảnh với mong muốn phục vụ tốt hơn cho người bệnh.

Hơn 30 năm cống hiến tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, niềm “say nghề” vẫn chưa hết “nguội” trong trái tim bác sĩ. Sau khi nghỉ hưu, ngày 20/12/2021, ông chính thức đảm nhiệm vị trí Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Lý giải về việc “nghỉ hưu nhưng không chỉ chân”, khởi đầu một hành trình mới khi đã ở tuổi ngoài 60, ông chia sẻ: “Làm ngành Y, tự nhiên trong con người mình trỗi dậy nhiều trách nhiệm với cộng đồng. Đó là nhiệm vụ cao cả mà nghề Y đã trao cho, là một phần sứ mệnh trong cuộc đời”.

Một ca hội chẩn liên viện có sự tham gia trực tiếp của bệnh nhân cùng PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng và các chuyên gia từ bệnh viện đầu ngành.

Một ca hội chẩn liên viện có sự tham gia trực tiếp của bệnh nhân cùng PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng và các chuyên gia từ bệnh viện đầu ngành.

Nỗ lực xây dựng thành công bằng “kiềng 3 chân” cho “đứa con” tâm huyết

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng chia sẻ, nguồn nhân lực và hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao ở nước ta đang không có sự đồng đều, chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn. Từ thực tế đó, ông quyết tâm triển khai hiệu quả công tác dự phòng y tế với mô hình Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh “không khoảng cách”, đáp ứng kết nối trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam.

Trong suốt thời gian công tác tại Trung tâm, sự nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt của ông cùng sự đồng hành các cộng sự đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng tự hào, được ví như “kiềng 3 chân” giúp Trung tâm phát triển bền vững.

Đầu tiên, phải kể đến việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong chẩn đoán hình ảnh tại Trung tâm.

Nhớ lại kỷ niệm hơn 20 năm trước, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng bộc bạch: “Ngày đó, khi tôi đi giảng dạy sinh viên trong TP HCM, tay khệ nệ ôm theo một chồng phim X-Quang làm tài liệu giảng dạy. Giờ đây, với sự chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ 4.0, chúng ta không còn phải vất vả nhiều như vậy…”.

Trung tâm Chẩn đoán hình MEDLATEC sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh PACS cùng nền tảng công nghệ Web-cloud không giới hạn các thiết bị. Vì vậy, Trung tâm đáp ứng kết nối trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, có thể thay thế hoàn toàn cho phim X-Quang nhựa truyền thống. Các bác sĩ có thể ngồi ngay tại Trung tâm ở đầu cầu Hà Nội tư vấn kết quả, hội chẩn chuyên môn cho các ca bệnh ở mọi miền trên Tổ quốc.

Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC đáp ứng kết nối trực tuyến hỗ trợ đắc lực các bác sĩ và người bệnh.

Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC đáp ứng kết nối trực tuyến hỗ trợ đắc lực các bác sĩ và người bệnh.

Đặc biệt, quy trình số hoá được áp dụng triệt để trong việc trả kết quả khi bệnh nhân chỉ cần một mã QR Code hoặc một đường link là có thể truy cập để nhận kết quả. Ở đây, yếu tố “không khoảng cách” được thực hiện.

Chân thứ hai được các chuyên gia nỗ lực chỉ đạo quyết liệt là quy trình đọc phim nghiêm ngặt tại Trung tâm. Theo số liệu thống kê, những ngày cao điểm, Trung tâm phải đọc phim cho hơn 4.000 khách hàng. Vậy, làm sao để đảm bảo sự chính xác trong việc trả kết quả cho một con số lớn như vậy?

Tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC, một kết quả phim phải được trải qua nhiều cấp duyệt, những ca khó bắt buộc phải có sự tham vấn của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.

Trong cuốn sổ tay từ thời sinh viên của mình, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng khắc ghi lời dạy của thầy Hoàng Sử - ông tổ của ngành X-Quang Việt Nam: “Thầy thuốc chuyên khoa X-Quang phải có kiến thức lâm sàng đầy đủ thì mới có cơ sở chẩn đoán tốt”. Đó chính là lý do quy trình đọc phim tại Trung tâm luôn phải đối chiếu với các thông tin lâm sàng của bệnh nhân, có sự phối hợp chặt chẽ giữa lâm sàng và cận lâm sàng.

Chân cuối cùng của “kiềng 3 chân” góp phần tạo nên điểm nhấn khác biệt với các đơn vị chẩn đoán hình ảnh khác là sự đột phá trong cách thức tổ chức của Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC với định hướng phát triển như một đơn vị hạt nhân hỗ trợ đắc lực cho các cơ sở y tế còn hạn chế về máy móc và nguồn nhân lực chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao.

Từ đó, một ý tưởng độc đáo về mô hình hội chẩn liên viện đã được ra đời. Với kết nối trực tuyến, không chỉ dừng lại ở việc đọc phim, các chuyên gia đầu ngành từ nhiều đơn vị trên cả nước sẽ cùng “ngồi lại” mang đến giải pháp đích, hướng điều trị cuối cùng phù hợp nhất cho người bệnh.

Trong thời gian qua, Trung tâm đã ký kết hợp tác với một số đơn vị tiêu biểu như Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bệnh viện Đa khoa Hà Nội - Cao Bằng… cùng hệ thống các phòng khám tư nhân trên toàn quốc.

“Khi hiểu được giá trị của hành trình mình theo đuổi, đam mê sẽ tự nhiên nảy mầm…”

Hơn 40 năm trong nghề, ở tuổi 60 nhưng PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng vẫn tràn đầy nhiệt huyết với bao ý tưởng mới cho Trung tâm, quyết tâm cùng các đồng nghiệp thực hiện mục tiêu đưa Trung tâm trở thành đơn vị Chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng tích cực tham gia các Hội nghị khoa học.

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng tích cực tham gia các Hội nghị khoa học.

Niềm “say nghề” ấy cũng có lý lẽ riêng của nó. Ông nói: “Khi hiểu được giá trị của hành trình mình theo đuổi, đam mê sẽ tự nhiên nảy mầm. Hạnh phúc của thầy thuốc được đo bằng sức khỏe của người dân, khi cộng đồng khỏe mạnh thì bản thân mình cũng hạnh phúc hơn”.

Ông đã mang tinh thần “say nghề” ấy đến với tất cả các bác sĩ, cán bộ công tác tại Trung tâm. Như một “thuyền trưởng” đứng đầu dẫn dắt sát sao, ông liên tục thôi thúc tinh thần “các thuyền viên” và vô cùng chặt chẽ trong việc trau dồi năng lực chuyên môn cho đơn vị.

Tinh thần, ngọn lửa nhiệt huyết mà ông mang lại như một động lực để toàn bộ đội ngũ cán bộ tại đây kiên định với sứ mệnh và tầm nhìn của Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh nói riêng, Hệ thống Y tế MEDLATEC nói chung trong hành trình đồng hành chăm sóc sức khỏe người dân.

PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng

- Nguyên Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô.

- Phó Chủ tịch Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam.

- Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC.

- Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Đọc thêm

Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Nam thanh niên sống sót thần kỳ sau 9 ngày bị mắc kẹt giữa sông

Phạm Minh Thắng nhập viện trong tình trạng sức khoẻ suy kiệt nghiêm trọng sau 9 ngày mắc kẹt, nhịn đói giữa dòng sông.
(PLVN) -  Trong lúc, đi xem người ta câu cá, vì mệt quá Thắng nằm ngủ quên trên bãi bồi ngoài sông. Nào ngờ, khi nước sông bất ngờ dâng cao đã khiến nạn nhân mắc kẹt suốt 9 ngày đêm giữa sông trong tình trạng không có thức ăn, chỉ uống nước sông cầm cự đến khi được giải cứu…

Tin mới nhất về sức khoẻ bé gái Làng Nủ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm hỏi và động viên gia đình cháu T.N tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương
(PLVN) - Sau 2 tuần được điều trị và chăm sóc tích cực tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, đến hôm nay, 24/9, bệnh nhi M.H.T.N (nữ, 11 tuổi, nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã có một số cải thiện. Hiện N. tỉnh táo, có thể nói chuyện, ăn qua sonde...

Đề xuất xây dựng một bộ luật riêng mang tên Luật Dinh dưỡng học đường

Đề xuất xây dựng một bộ luật riêng mang tên Luật Dinh dưỡng học đường
(PLVN) -  “Từ tâm nguyện góp phần cải thiện sức khỏe, tầm vóc người Việt và bề dày kinh nghiệm của mình trong công cuộc cải thiện sức khỏe, tầm vóc người Việt, Tập đoàn TH đề xuất xây dựng một bộ luật riêng tên là Luật Dinh dưỡng học đường” – Nhà sáng lập Tập đoàn TH phát biểu tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp sáng 21/9.