ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà: Cần nghiên cứu miễn trách nhiệm hình sự cho nhà khoa học

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, giảng viên Khoa Luật (Trường Đại học Ngoại thương).
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, giảng viên Khoa Luật (Trường Đại học Ngoại thương).
(PLVN) - Nhấn mạnh Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế để phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, giảng viên Khoa Luật (Trường Đại học Ngoại thương) cho rằng, truy cứu trách nhiệm hình sự cũng là một rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng dấn thân của tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học. Do đó, nếu tháo gỡ được rủi ro này có thể sẽ tạo ra sự yên tâm lớn hơn cho nhà nghiên cứu.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế

Nghị quyết 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phát phát triển KHCN, ĐMST và chuyển đổi số quốc gia vừa được Quốc hội thông qua đang là chủ đề được nhiều người quan tâm.

Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà nhận định, “điểm nghẽn” về thể chế trong thời gian qua đã hạn chế khá nhiều sự phát triển của KHCN&ĐMST của Việt Nam. Do đó, Nghị quyết số 193 là một bước đi đúng đắn, thể hiện ở một số khía cạnh.

Cụ thể, Nghị quyết tập trung tháo gỡ những “điểm nghẽn” quan trọng về mặt thể chế (như quyền thành lập DN của cơ sở giáo dục công lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu; chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học (NCKH); sử dụng cơ chế quỹ hay khoán chi trong thực hiện NCKH; quyền sở hữu, quản lý, sử dụng kết quả nghiên cứu; thương mại hóa kết quả nghiên cứu; ưu đãi thuế…).

“Thực hiện được tốt những cơ chế thí điểm này có thể mang lại một môi trường thuận lợi hơn nhiều cho việc thực hiện hoạt động KHCN&ĐMST”, PGS Hà nói.

Bên cạnh đó, việc thử nghiệm những cơ chế này là cần thiết để có những đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi thể chế hóa bằng những quy định chính thức, như tích hợp vào trong dự thảo Luật KHCN&ĐMST và những văn bản luật liên quan.

Chấp nhận rủi ro không đồng nghĩa với việc dễ dãi

Theo PGS.TS Hà, NCKH với mục đích khám phá ra những tri thức mới, những điều mới, bí ẩn nằm ngoài hiểu biết hiện tại của con người, hàm chứa nhiều rủi ro với tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu.

Một nghiên cứu có thể phải trải qua một giai đoạn thực hiện dài, với nhiều biến động làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và làm cho nhà nghiên cứu có thể không đạt được kết quả như mong muốn, dù đã đầu tư nhiều công sức, tiền của, tài chính…

Trong khi đó, với những NCKH sử dụng ngân sách nhà nước, với những ràng buộc về trách nhiệm khi sử dụng tài sản nhà nước và để giảm thiểu rủi ro, trách nhiệm; nhà nghiên cứu có thể chỉ đặt ra những mục tiêu khiêm tốn, dễ đạt được với kết quả NCKH không cần tạo ra quá nhiều cách biệt với hiểu biết hiện tại. Điều này làm cho kết quả NCKH có thể ít mang tính đột phá, khó mang lại những chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, việc chấp nhận rủi ro trong NCKH sẽ cho phép nhà nghiên cứu có thể tiến hành những nghiên cứu để đạt được kết quả mang tính vượt bậc, dẫn dắt.

Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro trong NCKH không đồng nghĩa với việc dễ dãi, cũng như chấp nhận kết quả NCKH với bất kỳ giá nào. Dễ dãi trong việc lên kế hoạch nghiên cứu, trong việc xét duyệt nghiên cứu, trong việc đánh giá nghiên cứu… có thể sẽ làm cho việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu lại bị lợi dụng, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nghị quyết 193 đã đề cập đến việc miễn trách nhiệm dân sự khi gây ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình NCKH sử dụng ngân sách. (Ảnh trong bài: Hương Giang)

Nghị quyết 193 đã đề cập đến việc miễn trách nhiệm dân sự khi gây ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình NCKH sử dụng ngân sách. (Ảnh trong bài: Hương Giang)

Bản thân Nghị quyết 193/2025/QH15 cũng đã dự liệu được điều này. Điều 4 khoản 1 đã chỉ ra rất rõ là tổ chức, cá nhân hoạt động NCKH và phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại cho Nhà nước với điều kiện “đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định liên quan trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động NCKH và phát triển công nghệ”.

Nói cách khác, nếu các quy trình, quy định liên quan đến quá trình triển khai thực hiện hoạt động NCKH mà không được thực hiện đầy đủ thì tổ chức, cá nhân hoạt động NCKH gây thiệt hại cho Nhà nước vẫn có trách nhiệm phải bồi thường cho Nhà nước. Điều này có thể cũng đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát để bảo đảm các quy trình, quy định có liên quan đã được tuân thủ đầy đủ để thực hiện việc chấp nhận rủi ro này.

Đề xuất miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

Nghị quyết 193 đã đề cập đến việc miễn trách nhiệm dân sự khi gây ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình NCKH sử dụng ngân sách. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Nghị quyết mới chỉ dừng lại ở việc miễn trách nhiệm dân sự cho tổ chức, cá nhân hoạt động NCKH khi gây thiệt hại cho Nhà nước. Theo quy định này, nếu tổ chức, cá nhân đó gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác, không phải là Nhà nước thì trách nhiệm dân sự vẫn có thể bị xem xét.

Trên thực tế, một NCKH có thể được thực hiện trên cơ sở tài trợ của Nhà nước cũng như tài trợ của tổ chức, cá nhân khác. Do đó, nếu nghiên cứu không đi đến kết quả, từ đó, có thể gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu vẫn phải chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, Nghị quyết không đề cập đến việc miễn trách nhiệm hình sự cho tổ chức, cá nhân hoạt động KHCN. Liệu một NCKH được thực hiện bởi một đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước nhưng không đạt được kết quả, từ đó, làm mất vốn nhà nước, vi phạm quy định về “bảo tồn (…) tài sản Nhà nước giao” theo Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 thì những cá nhân có liên quan có bị xử lý về mặt hình sự không? Đây là vấn đề chưa được làm rõ.

PGS.TS Hà cho rằng, truy cứu trách nhiệm hình sự cũng là một rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng dấn thân của tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học. Do đó, nếu tháo gỡ được rủi ro này có thể sẽ tạo ra sự yên tâm lớn hơn cho nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng giống như việc miễn truy cứu trách nhiệm dân sự, việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nếu được mở rộng cũng cần được quy định với những điều kiện cụ thể, để tránh bị lợi dụng.

Đọc thêm

Đại úy Đoàn Nguyên Khang: “Sức trẻ - chí trẻ” ở đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây

Đại úy Đoàn Nguyên Khang, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Mỹ Quý Tây
(PLVN) -  Đại uý Đoàn Nguyên Khang chưa tròn 30 tuổi, là 1 trong 9 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Long An, đại diện cho khát vọng tuổi trẻ, lan tỏa thông điệp về một thế hệ sống có trách nhiệm, đổi mới tư duy sáng tạo, kiên trì theo đuổi ước mơ, vượt qua giới hạn bản thân, tự tin hội nhập vươn ra biển lớn

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
(PLVN) -Sáng 28/4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo và thông qua nhiều nội dung quan trọng về tổ chức hành chính cấp tỉnh. Kỳ họp có sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc dẫn đầu.

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.