PGĐ BV Nội tiết cảnh báo: Nhịn cơm để giảm cân là sai lầm trầm trọng!

(PLO) - Theo TS. Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hiện có rất nhiều người sợ béo mà không ăn cơm hay các sản phẩm có nhiều tinh bột, đây là quan niệm sai lầm.
Nhiều người bỏ tinh bột để giảm cân, PGĐ BV Nội tiết nhấn mạnh đó là sai lầm trầm trọng!

Béo vù vù vì nhịn cơm ăn khoai

Trong chuyến đi công tác về tỉnh Hà Tĩnh, khám bệnh cho người dân ở đây, TS. Phan Hướng Dương giật mình vì nhìn thấy nhiều bà con ở địa phương đã nhịn cơm ăn khoai sọ, ăn miến.

Trường hợp của bà Nguyễn Thị C. 56 tuổi, bị tiểu đường 5 năm. Khi khám cho bệnh nhân, đường máu vẫn tăng và cân nặng tương tự. Bà C cho biết mình nhịn cơm không dám ăn cơm mà chỉ ăn khoai sọ vì nhà trồng được nhiều khoai sọ.

Lúc này, bác sĩ cũng ngạc nhiên vì lần khám trước bác sĩ đã tư vấn rất kỹ cho bệnh nhân nhưng bà C cho rằng mình được người ta rỉ tai nói ăn khoai sọ tốt cho bệnh tiểu đường, thậm chí nhà trồng khoai sọ chẳng dám bán mà chỉ để ăn dần vì nghĩ rằng món ăn này tốt.

Hay trường hợp của chị Vũ Thị H. 41 tuổi, ở Hà Nội cũng tương tự. Chị H. bị tiểu đường từ năm 36 tuổi do béo phì. Để giảm cân, chị H đã nói không với cơm trắng từ lâu. Buổi sáng chị ăn chút hoa quả, buổi trưa ăn vặt ở cơ quan và tối về chị chỉ ăn rau và thịt không ăn hạt cơm nào.

Tuy nhiên, cân nặng vẫn không giảm, đường huyết vẫn tăng mà chị H, cảm thấy mệt mỏi hơn. Chị đi khám lại thêm bệnh tăng huyết áp nhưng khi chị nói với bác sĩ không ăn cơm gần 2 năm nay, đến bác sĩ cũng giật mình.

Nhiều người bỏ tinh bột để giảm cân, PGĐ BV Nội tiết nhấn mạnh đó là sai lầm trầm trọng! - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Quan điểm không ăn tinh bột là sai lầm trầm trọng

Theo khuyến cáo của thế giới, 1 ngày tối thiểu phải ăn 130 gram tinh bột vì não của chúng ta hoạt động nhờ đường. Não chỉ sử dụng đường, không sử dụng chất béo, thịt. 50 – 60 % chất bột đường được não sử dụng nên nếu chúng ta bỏ qua bột đường, thấy đường máu cao mà không ăn tinh bột chính là cách làm sai lầm.

Nếu không ăn tinh bột, khi não cần đường để hoạt động mà không có, cơ thể bắt buộc phải lấy nguồn từ thịt, chất béo để chuyển hóa thành đường. Đây là quá trình chuyển hoá phức tạp hơn, từ đó sản sinh ra các chất không tốt cho cơ thể. Do phải đào thải trong quá trình chuyển hoá, nên các chuyên gia đã tính toán, ít nhất 1 ngày mỗi người cần phải ăn đủ 130 gram tinh bột.

Nếu ăn 1 bát phở tương đương với khoảng 80 gram tinh bột, 1 bát xôi 120 gram tinh bột, 1 bát cháo 40 gram tinh bột. Mỗi người phải biết cân nhắc sao cho tỷ lệ các chất bột đường và chất béo, chất đạm phải tổng hoà.

Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…

Chất bột đường trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế tinh bột.

Tuy nhiên không được giảm qúa nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỉ lệ năng lượng do tinh bột được chấp nhận là 50 - 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần.

Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt).

Ngày càng nhiều trẻ bị tiểu đường tuyp 2

TS. Dương cho biết nếu trước đây bệnh này chỉ ở những người từ 40 tuổi trở lên thì hiện nay rất nhiều cháu bé 11, 12 tuổi bị đái tháo đường tuyp 2 suốt ngày các cháu chỉ học, không có thời gian tập luyện, ăn lại nhiều thực phẩm năng lượng cao như bánh mì, xôi thịt, thức ăn nhanh.

Cha mẹ các cháu chỉ quan tâm tới việc học của con mà ít quan tâm tới lối sống, ăn uống, tập luyện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho trẻ.

Khi các cháu vào viện, kết quả khám cho thấy trẻ đã mắc đái tháo đường tuyp 2 từ trước đó và có cháu bắt buộc phải tiêm insulin để điều trị bệnh.

Nhiều người bỏ tinh bột để giảm cân, PGĐ BV Nội tiết nhấn mạnh đó là sai lầm trầm trọng! - Ảnh 2.

TS BS. Phan Hướng Dương

Nếu cha mẹ các cháu không hợp tác cùng bác sĩ điều trị từ thay đổi lối sống, dinh dưỡng và tập luyện thì việc điều trị khó khăn hơn. Tuy nhiên, có những cháu sau khi được bác sĩ tư vấn kỹ dinh dưỡng và tập luyện thì có những cháu 5 năm không phải dùng thuốc nữa.

Có những gia đình bố mẹ phải phân chia nhau đi tập thể dục cùng con. Nếu bố mẹ không đồng hành cùng con trong điều trị đái tháo đường tuyp 2 thì cũng không có tác dụng bởi vì trẻ nhỏ chưa ý thức được bệnh tật, mức độ nguy hiểm của đái tháo đường.

Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên tạo cho con lối sống lành mạnh, tập luyện, hạn chế đồ uống có gas và các thực phẩm giàu năng lượng để phòng bệnh tiểu đường tuyp 2.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.