Mùa xuân ấy
Bác trở về Pắc Bó
Sau ba chục năm hải ngoại bôn ba
Sóng nước Sài Gòn năm xưa tiễn Người đi
Nay rừng núi Cao Bằng đón Bác.
Bình dị quá
Dáng hình “Ông Ké” (**)
Màu áo chàm xanh sắc núi thân thương
Chiếc valy mây, chiếc gậy đường trường
Chiếc máy chữ “Ba – bi” dấu trong quần áo.
Đường cứu nước
Ba mươi năm nung nấu
Trong tuyết lạnh Luân Đôn, trong ngõ nhỏ Công – Poanh…
Về hang đá đầu nguồn, núi Mác, suối Lê Nin
Giữa đồng chí đồng bao nhen lửa ấm.
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng…”
“Hai tay gây dựng một sơn hà” (***)
Khi hội nghị Trung ương, lúc câu cá, làm thơ
Ông Ké – ông Tiên thơ thái hồn nhiên nơi đầu nguồn – Pắc Bó.
Mùa xuân ấy Bác trở về Pắc Bó
Cho mãi mãi
Bác trở về Pắc Bó
Sau ba chục năm hải ngoại bôn ba
Sóng nước Sài Gòn năm xưa tiễn Người đi
Nay rừng núi Cao Bằng đón Bác.
Bình dị quá
Dáng hình “Ông Ké” (**)
Màu áo chàm xanh sắc núi thân thương
Chiếc valy mây, chiếc gậy đường trường
Chiếc máy chữ “Ba – bi” dấu trong quần áo.
Đường cứu nước
Ba mươi năm nung nấu
Trong tuyết lạnh Luân Đôn, trong ngõ nhỏ Công – Poanh…
Về hang đá đầu nguồn, núi Mác, suối Lê Nin
Giữa đồng chí đồng bao nhen lửa ấm.
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng…”
“Hai tay gây dựng một sơn hà” (***)
Khi hội nghị Trung ương, lúc câu cá, làm thơ
Ông Ké – ông Tiên thơ thái hồn nhiên nơi đầu nguồn – Pắc Bó.
Mùa xuân ấy Bác trở về Pắc Bó
Cho mãi mãi
mùa xuân Việt Nam
xanh trong tự ngọn nguồn…!
Lê Anh Phong
(*) Pắc Bó: Tiếng dân tộc Tày – Nùng có nghĩa là đầu nguồn
(**) Theo các cứ liệu lịch sử ghi nhận: Ngày trở về Tổ quốc, để qua mắt kẻ thù luôn rình rập, đoàn công tác của Bác hóa trang thành đoàn nhà trai người Nùng tìm về thăm quê vợ. Bác Hồ lúc ấy có biệt danh là: Ké Thu.
(***) Những câu Bác Hồ viết trong thời gian ở Pắc Bó.