P2P Lending thời 4.0: Chìa khóa sinh lời “khủng” cho nhà đầu tư

(PLVN) - Sự lớn mạnh của cuộc cách mạng 4.0 đã góp phần xóa bỏ rào cản tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như những người có nhu cầu vay vốn thông qua mô hình P2P Lending, hay còn gọi là cho vay ngang hàng.

Công nghệ thay đổi “cuộc chơi”       

Nền kinh tế chia sẻ giờ đây không chỉ dừng lại ở những ứng dụng gọi xe, tìm nhà ở… mà còn thay đổi phương thức kinh doanh trong ngành tài chính, với sự hỗ trợ của công nghệ. Chỉ cần có một thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính xách tay có kết nối internet, người tham gia có thể vay và cho vay một cách nhanh chóng.

Cho vay ngang hàng giúp kết nối những người đang có tiền nhàn rỗi với những người cần tiền trong ngắn hạn, thông qua một nền tảng trực tuyến. Mối quan hệ giữa người vay và người cho vay trong P2P Lending là ngang hàng. Họ có thể hoán đổi vai trò một cách linh hoạt theo từng hoàn cảnh, nhu cầu cụ thể. Mô hình P2P Lending đích thực hướng tới giảm thiểu tín dụng đen cùng một nền tảng vay văn minh, nhanh chóng và tiện lợi.

Ưu thế của P2P Lending

Theo nghiên cứu từ World Bank, tính đến cuối năm 2017 có tới 50% dân số Việt Nam chưa được tiếp cận với ngân hàng. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có 30% cho rằng việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng là trở ngại lớn nhất khi mở rộng kinh doanh.

Nguyên nhân là với hình thức cho vay truyền thống, các ngân hàng sẽ phải đầu tư rất lớn cho việc thiết lập phòng giao dịch, bổ sung đội ngũ nhân sự khiến chi phí tăng cao, người vay vốn cần hoàn thiện nhiều quy trình phức tạp mới có thể vay.

Mô hình P2P Lending khắc phục nhược điểm của ngành tài chính truyền thống và hứa hẹn là kênh sinh lời hiệu quả cho nhà đầu tư.
Mô hình P2P Lending khắc phục nhược điểm của ngành tài chính truyền thống và hứa hẹn là kênh sinh lời hiệu quả cho nhà đầu tư.

Vì vậy, doanh nghiệp SMEs, hộ kinh doanh có thể phải tìm đến phương thức huy động vốn ngoài ngân hàng. Chính điều này đã tạo thành một mảnh đất tiềm năng đang có lực cầu vay vốn mạnh mẽ dành cho các nhà đầu tư. Nhất là khi P2P Lengding sẽ giúp đơn giản hóa mọi thứ. Linh hoạt trong các khâu trung gian và giảm thiểu chi phí, người vay tiết kiệm thời gian và được hưởng mức lãi suất hợp lý, trong khi nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận 15 – 20%/năm.

Nếu như các nhà đầu tư bất động sản cần có nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chứng khoán phải có kiến thức về tài chính… và đều phải phụ thuộc vào thị trường, thì mô hình P2P có sự ổn định đáng kể khi mức lãi suất là cố định, nhà đầu tư cũng không cần phải chạy theo các thông tin về biến động trên thị trường. Các nhà đầu tư có số vốn nhỏ đều có thể tham gia và đạt được hiệu quả về lợi nhuận. Thực tế thống kê của các công ty P2P trên thế giới chỉ ra hơn 80% nhà đầu tư đã được đáp ứng kì vọng và thậm chí là vượt mức lãi suất dự kiến.

Phương thức cho vay ngang hàng này kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư và tạo nên một cộng đồng có mối liên kết lâu dài. Càng nhiều nhà đầu tư tham gia, tỷ lệ chấp thuận cho khoản vay càng cao, và người có nhu cầu vay sẽ dễ dàng tiếp cận vốn. Nền tảng công nghệ Big data sử dụng trong P2P cũng cho phép kiểm soát, chứng thực, lưu trữ và bảo mật các giao dịch tài chính hoàn toàn trực tuyến.

Tạo dựng niềm tin từ những thương hiệu uy tín

Sự phát triển ấn tượng của mô hình cho vay ngang hàng đã có tác động không nhỏ tới các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dù vẫn còn khá mới mẻ, song sự góp mặt của những doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực này khiến cộng đồng có cái nhìn tích cực và cởi mở hơn. Một trong những cái tên đang góp phần thúc đẩy P2P tại Việt Nam đi đúng hướng có thể kể đến Vnvon – thương hiệu hàng đầu giúp kết nối doanh nghiệp, hộ kinh doanh với cộng đồng các nhà đầu tư.

Vnvon xây dựng hệ thống nhân sự trình độ cao, áp dụng công nghệ số quản lý rủi ro, đảm bảo hiệu quả, an toàn tối đa cho nhà đầu tư. Do đó chỉ cần số vốn nhỏ từ 10 triệu đồng và kỳ hạn ngắn 10 – 90 ngày, nhà đầu tư có thể hưởng lãi suất từ 15 - 20%/năm mà không mất chi phí đầu tư.

Đối tượng vay vốn của Vnvon là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉ lệ rủi ro thấp và là những đơn vị được cấp phép, có giấy tờ pháp chứng rõ ràng. Vnvon thực hiện nghiêm khắc chính sách sàng lọc, kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm khoản huy động. Đồng thời, họ cũng thay mặt nhà đầu tư nhắc lịch, thu hồi vốn gốc và lợi tức đúng kỳ hạn.

Các nhà đầu tư không chỉ yên tâm về lợi nhuận ổn định, mà còn giảm thiểu rủi ro khi có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách đầu tư vào nhiều doanh nghiệp/hộ kinh doanh khác nhau.

Kiên trì theo đuổi mô hình P2P đích thực, Vnvon đang tạo nên một kênh đầu tư đầy hấp dẫn, các giao dịch được thực hiện minh bạch và đem lại lợi ích cho cả phía người cho vay và đi vay.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…