Oscar 2021: “Nói không” với phân biệt đối xử

Oscar 2021: “Nói không” với phân biệt đối xử
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là lời nhận xét về Giải thưởng Oscar lần thứ 93 vừa diễn ra tại thành phố Los Angeles (Mỹ). Danh sách đề cử giải thưởng Oscar đối với các tác phẩm và nghệ sỹ năm nay được đánh giá là “đa dạng chủng tộc nhất từ trước đến giờ”. 

Oscar lần thứ 93 xác lập kỷ lục về số đề cử dành cho phái đẹp, khi có tới 70 phụ nữ nhận được tổng cộng 76 đề cử. Lần đầu tiên có hai nhà làm phim nữ được đề cử tại hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất là Emerald Fennell (phim Promising Young Woman) và Chloé Zhao (phim Nomadland). Hạng mục này cũng đã làm nên một cú đột phá lớn khi giải thưởng được trao cho nhà làm phim người gốc Trung Quốc Chloé Zhao.

Trong lịch sử 93 năm của giải Oscar, mới chỉ có hai lần phái đẹp lên ngôi tại hạng mục này. Trước Zhao, nhà làm phim Kathryn Bigelow đã đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất với phim chủ đề chiến tranh The Hurt Locker (năm 2010).

Chloé Zhao cũng là người phụ nữ nhận nhiều đề cử Oscar nhất năm nay. Ngoài hạng mục Đạo diễn xuất sắc, bộ phim của nhà làm phim sinh ra tại Bắc Kinh này còn được vinh danh ở hai hạng mục quan trọng khác là Phim xuất sắc nhất và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (dành cho Frances McDormand).

Một điểm nhấn đáng chú ý khác tại Lễ trao giải Oscar 2021 là giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất dành cho nữ diễn viên 73 tuổi, người Hàn Quốc Youn Yuh Jung ngay trong lần đầu tiên được đề cử tại giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới này. Giới phê bình nhận định việc phim Minari (được chiếu tại Việt Nam dưới tựa đề Khát vọng đổi đời) - với dàn diễn viên toàn người Hàn Quốc hoặc người Mỹ gốc Hàn, nhận được tới sáu đề cử tại Oscar 2021, cũng như được xướng tên nhận giải tại sự kiện này cho thấy AMPAS đã cởi mở hơn nhiều đối với sự đa dạng của điện ảnh. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.