Ông trùm gốc Trung bị bắt vì hối lộ 1,5 triệu đô-la “chạy trường” Harvard

Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Reuters
Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Reuters
(PLVN) - Cựu huấn luyện viên đội đấu kiếm của Đại học Harvard và một doanh nhân giàu có gốc Trung Quốc ở Maryland đã bị bắt trong vụ bê bối hối lộ 1,5 triệu đô-la để vào Đại học Havard.

Peter Brand, 67 tuổi, cựu huấn luyện viên đấu kiếm của Đại học Harvard đã bị trường này sa thải năm ngoái, và Jie “Jack” Zhao, 61 tuổi, doanh nhân giàu có ở Potomac, Maryland, đã bị bắt hôm thứ Hai – 16/11, với cáo buộc rằng huấn luyện viên này đã nhận hối lộ 1,5 triệu đô la để đổi lấy việc giúp doanh nhân đưa hai con trai của mình vào Đại học Havard.

Vụ việc này không liên quan đến Chiến dịch Varsity Blues - vụ bê bối tuyển sinh vào các trường đại học hàng đầu với điểm thi gian lận hoặc chứng chỉ thể thao giả mạo, nhưng các cáo buộc cũng tương tự.

Ngôi nhà ở Needham từng thuộc về ông Brand.
Ngôi nhà ở Needham từng thuộc về ông Brand.

Theo tờ Guardian, việc bắt giữ Brand và Zhao diễn ra hơn 1 năm sau khi một tờ báo đưa tin rằng Brand đã bán căn nhà của mình với giá gần gấp đôi giá trị được đánh giá của nó cho Zhao. Các công tố viên nói rằng Zhao cũng đã trả tiền mua xe hơi của Brand và trả học phí đại học thay cho con trai của Brand.

Joseph Bonavolonta, người đứng đầu Phân hiệu FBI ở Boston, cho biết: “Các vụ bắt giữ hôm nay cho thấy kế hoạch của Peter Brand và Jie Zhao nhằm phá vỡ quy trình tuyển sinh đại học đã gây hậu quả cho cả hai, và giờ họ đã bị buộc tội”.

Các câu hỏi về mối quan hệ giữa Brand và Zhao nổi lên vào năm ngoái khi tờ Boston Globe đưa tin rằng Brand đã bán cho Zhao ngôi nhà ba phòng ngủ ở Needham với giá gần 1 triệu đô la vào năm 2016, trong khi vào thời điểm đó ngôi nhà này được định giá 549.300 đô la. Zhao đã không bao giờ sống trong ngôi nhà đó và 17 tháng sau đó đã phải bán nó với mức giá lỗ nặng.

Zhao, giám đốc điều hành của một công ty viễn thông, nói với Globe rằng anh mua căn nhà như một khoản đầu tư và như một sự ưu ái dành cho Brand và phủ nhận việc này được thực hiện để giúp con trai vào Harvard.

Brand bị sa thải vào tháng 7/2019 vì vi phạm chính sách xung đột lợi ích của Harvard.

Ông Jie “Jack” Zhao (bên phải).
Ông Jie “Jack” Zhao (bên phải).

Các công tố viên cho biết, năm 2012 Brand đã nói với một đồng phạm giấu: “Jack (Zhao) không cần đưa tôi đi đâu và các cậu con trai của anh ấy không cần phải trở thành những tay kiếm cừ khôi. Tất cả những gì tôi cần là có động lực để chiêu mộ họ”.

Theo tài liệu của tòa án, vào năm 2013, Zhao đã chuyển 1 triệu đô la cho một tổ chức từ thiện đấu kiếm, sau đó quỹ này đã tặng 100.000 đô la cho một tổ chức từ thiện do vợ chồng Brand thành lập. Tháng 12 năm đó, con trai lớn của Zhao đã được nhận vào Harvard với tư cách là một tuyển thủ đội đấu kiếm.

Trong khi đó, theo các công tố viên cho biết, con trai nhỏ của Zhao bắt đầu học tại Harvard vào năm 2017 và hiện là thành viên của đội đấu kiếm.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.