Ông Trần Công Thuật - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình: “PCI thấp là sự xấu hổ của nền hành chính tỉnh”

(PLVN) - Trong lần xúc tiến đầu tư hồi năm ngoái, Quảng Bình ghi nhận con số cam kết đầu tư hơn 7 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ đang có một sự hấp dẫn tương đối lớn đối với các doanh nghiệp ở tỉnh này. Thế nhưng, hàng năm, trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Quảng Bình thường có thứ hạng rất thấp. Vì sao?

“Số vốn đăng ký đầu tư vào Quảng Bình trong cuộc xúc tiến đầu tư năm 2018 như thế là tương đối lớn, là một sự nỗ lực của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những nhà đầu tư nói thật, làm thật, vẫn có những doanh nghiệp từ nói đến làm, khoảng cách khá xa.

Có doanh nghiệp trước đây xin cấp đất nhưng dùng dằng mãi không làm hoặc làm đối phó… Theo quy định, dự án giao hết thời hạn mà không triển khai thì phải thu hồi. Việc này khiến một số doanh nghiệp không hài lòng, thậm chí họ còn đâm đơn kiện lại chính quyền… Có thể vì những chi tiết đó mà khi khảo sát, xếp hạng PCI, doanh nghiệp sẽ thắc mắc vì sao tỉnh này thoáng mà tỉnh kia lại chặt…

Rất có thể đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp không bằng lòng khi được hỏi dẫn tới vị trí của Quảng Bình trên bảng xếp hạng PCI gần đây chưa cải thiện được nhiều”, ông Trần Công Thuật - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình lý giải.

Ông Trần Công Thuật - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình
Ông Trần Công Thuật - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

“Chi phí không chính thức”: Ngành nào cũng có

- Trong số các chỉ số làm căn cứ xếp hạng PCI hàng năm có chỉ số thành phần được khảo sát để xem xét chấm điểm đó là “chi phí không chính thức”. Một số địa phương cũng ít nhiều bị ảnh hưởng vì điều này. Quảng Bình thì sao, thưa ông?

- Liên quan đến việc cải thiện PCI của tỉnh, tôi đã từng nói với các sở, ngành, địa phương rằng, PCI của Quảng Bình thấp là một điều đáng xấu hổ vì nó đánh giá, phản ánh nền hành chính của chúng ta - của những cán bộ, công chức, người lãnh đạo trong bộ máy đó có thực sự linh hoạt, năng động, trách nhiệm với người dân, doanh nghiệp hay chưa?.

Tất nhiên, nói thế không phải là nói toàn bộ hệ thống, nhưng cũng cần phải xem lại những “ông”, nhưng bộ phận giao dịch, làm việc trực tiếp với doanh nghiệp, người dân xem đã ổn hay chưa? Tôi cho rằng chuyện “chi phí không chính thức” ở Quảng Bình vẫn đang tồn tại và ngành nào cũng có chứ không riêng gì những ngành, lĩnh vực nhạy cảm.

- “Chi phí không chính thức” theo một số người là những khoản “lót tay” của doanh nghiệp cho cán bộ có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính. Vì thế, có ý kiến cho rằng, nên gọi đúng tên của hành vi này để có cơ sở xác định và ngăn ngừa tiêu cực, qua đó giúp các địa phương cải thiện PCI. Ý kiến của ông như thế nào?

- Cụm từ “chi phí không chính thức” gọi như thế có vẻ dễ nghe, nhưng sự thực nó được dùng để mô tả những hành vi tiêu cực, với động cơ không trong sáng theo kiểu mặc cả phải “có 300 lạng việc này mới xong” mà người xưa thường nói, tại các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay.

Theo tôi nên xem xét gọi đúng tên, đúng bản chất nó ra. Chẳng hạn những khoản nào thì được coi là không chính thức để những cán bộ, công chức có ý định nhận những khoản tiền đó từ doanh nghiệp, người dân tự mình thấy đó sai trái và phải xác định rõ trách nhiệm của chính quyền là đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chức phận cụ thể của từng cán bộ trong bộ máy.

Tôi nghĩ nếu vấn tiếp tục gọi là “chi phí không chính thức” thì có khi mấy “ông” cán bộ giải quyết thủ tục hành chính chưa chắc đã thấy nặng lòng, thấy áy náy khi cầm tiền hay vòi vĩnh doanh nghiệp.

Không “nuông chiều” doanh nghiệp 

- Theo ông, những nỗ lực gần đây liệu có giúp cho Quảng Bình có được sự bứt phá trong bảng xếp hạng PCI trong thời gian tới?

- Đích thân tôi đã chủ trì hai cuộc họp bàn về việc cải thiện chỉ số PCI của tỉnh. Vì thế, tôi tin tưởng vấn đề này sẽ có chuyển biến. Sở dĩ thời gian gần đây tỉnh chưa có nhiều khởi sắc trong bảng xếp hạng này vì Quảng Bình tuy có chuyển nhưng chuyển chưa  mạnh bằng các địa phương khác nên trên bảng xếp hạng vị trí chưa cao.

Quan điểm của chúng tôi một mặt phải chấn chỉnh lại bộ máy hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đầu tư, làm ăn thuận lợi nhất tại Quảng Bình; mặt khác, phải tôn trọng các quy định của pháp luật không thể “chiều” nhà đầu tư một cách thái quá để được tiếng là cởi mở mà “xé rào” thì không nên.

Thực tế, gần đây đã có khoảng 40 dự án của các nhà đầu tư đang bị dừng lại để xem xét do vi phạm một số quy định. Thậm chí, có dự án của nhà đầu tư vào những khu đất đẹp nhưng vi phạm thời hạn, chúng tôi cũng cương quyết ra quyết định thu hồi.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.